Tinh vân Con Cua hiện lên tuyệt đẹp trong con mắt của kính thiên văn 10 tỷ USD

Nằm cách Trái đất khoảng 6.500 năm ánh sáng, Tinh vân Con Cua là một trong những cái tên cực kỳ nổi tiếng trong giới nghiên cứu thiên văn học vì cấu trúc phức tạp nhưng cũng không kém phần đẹp mắt. Một hình ảnh mới từ Kính viễn vọng Không gian đắt nhất thế giới James Webb cho thấy tinh vân Con Cua hiện lên tuyệt đẹp như được nhìn thấy trong bước sóng hồng ngoại, làm nổi bật các sợi bụi khi tạo ra hình dạng nổi tiếng của nó.

Tinh vân là tàn dư siêu tân tinh, kết quả của một ngôi sao khổng lồ đã phát nổ vào cuối vòng đời của nó từ nhiều thế kỷ trước. Tinh vân Con Cua là một tinh vân gió sao xung trong chòm sao Kim Ngưu, đồng thời là tàn tích của siêu tân tinh Thiên Quan khách tinh SN 1054. Tinh vân này được John Bevis quan sát năm 1731; nó tương ứng với siêu tân tinh sáng chói được các nhà thiên văn Trung Hoa và Ả Rập ghi nhận năm 1054.

Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA đã quan sát Tinh vân Con Cua để tìm kiếm câu trả lời về nguồn gốc của tàn dư siêu tân tinh. Các hệ thống NIRCam (Camera cận hồng ngoại) và MIRI (Thiết bị hồng ngoại giữa) của Webb đã tiết lộ những chi tiết mới về tinh vân này dưới ánh sáng hồng ngoại.
Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA đã quan sát Tinh vân Con Cua để tìm kiếm câu trả lời về nguồn gốc của tàn dư siêu tân tinh. Các hệ thống NIRCam (Camera cận hồng ngoại) và MIRI (Thiết bị hồng ngoại giữa) của Webb đã tiết lộ những chi tiết mới về tinh vân này dưới ánh sáng hồng ngoại.

Tinh vân này trước đây đã được chụp ảnh bằng các hệ thống kính thiên văn khác như Kính viễn vọng Không gian Hubble, chủ yếu ở bước sóng quang học và gần đây hơn là đài quan sát Imaging X-ray Polarimetry Explorer của NASA với bước sóng tia X. Những kết quả này đã được kết hợp thành một hình ảnh trước đó cho thấy tinh vân dưới dạng quang học, hồng ngoại và tia X.

Tuy nhiên, hình ảnh mới từ James Webb lại cho thấy những khía cạnh khác nhau chưa từng được biết đến của Tinh vân Con Cua. Bằng cách sử dụng các hệ thống NIRCam (Camera cận hồng ngoại) và MIRI (Thiết bị hồng ngoại giữa), James Webb có thể nhìn thấy cấu trúc tương đối chi tiết của các sợi khí, được hiển thị bằng màu đỏ và cam, cũng như các vùng bụi xuất hiện dưới dạng màu vàng mịn, khu vực màu trắng và màu xanh lá cây. Một khía cạnh đáng chú ý khác thu được trong hình ảnh hồng ngoại là một loại bức xạ gọi là bức xạ synchrotron, được tạo ra bởi một ngôi sao neutron quay có từ trường mạnh, được thể hiện dưới dạng chất màu trắng đục ở bên trong tinh vân.

Các nhà thiên văn học sẽ tiếp tục phân tích dữ liệu từ Kính thiên văn James Webb và so sánh nó với dữ liệu thu thập được từ các kính thiên văn khác. Các quan sát này có thể giúp họ quay ngược thời gian giải mã những gì từng xảy ra trước khi ngôi sao tạo nên tinh vân này phát nổ.

Thứ Ba, 14/11/2023 23:39
31 👨 167
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ