Sao Mộc nóng đang bị xé toạc bởi chính ngôi sao chủ của nó

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một hành tinh có tên gọi NGTS-10b, sở hữu nhiều điểm tương tự như Sao Mộc, cả về hình dạng lẫn tính chất, đang quay quanh ngôi sao chủ rất gần đến nỗi 1 năm trên hành tinh này chỉ kéo dài khoảng 18 giờ. Tuy mới được phát hiện ít lâu, nhưng số phận của nó được dự báo sẽ khá hẩm hiu. NGTS-10b nằm gần ngôi sao chủ của nó hơn 27 lần so với khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời, và theo các nhà thiên văn học, đây là khoảng cách nguy hiểm, khiến NGTS-10b đang dần bị "xé toạc".

Nằm cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng, NGTS-10b là một vệ tinh của ngôi sao lùn cam cách Trái Đất 1.060 năm ánh sáng, còn được biết đến với tên gọi Sao Mộc nóng. Nó sở hữu chu kỳ quỹ đạo ngắn nhất từng được phát hiện đối với loại hành tinh tương tự. Các nhà thiên văn học hiện đã có thể định vị các ngoại hành tinh bằng cách sử dụng phương pháp được gọi là “transit method”, trong đó người ta sẽ đo độ sáng của các ngôi sao ở xa và dựa vào thông số này để tìm kiếm mức độ sáng theo chu kỳ, từ đó giúp xác định một hành tinh đang đi qua khoảng không giữa ngôi sao chủ của nó và Trái đất.

“Về lý thuyết, các hành tinh với chu kỳ quỹ đạo ngắn (dưới 24 giờ) là dễ phát hiện nhất do kích thước lớn và di chuyển qua lại với tốc cao. Tuy nhiên những hành tinh như vậy là cực kỳ hiếm”, Tiến sĩ James McCormac đến từ khoa Vật lý Đại học Warwick cho biết trong một tuyên bố.

Không giống như Trái Đất tự quay quanh trục của mình, NGTS-10b bị khóa chặt, điều đó có nghĩa là một mặt của nó luôn hướng về phía ngôi sao chủ. Khiến cho cho một nửa bề mặt của hành tinh có nhiệt độ lên tới hơn 1.000 độ C.

NGTS-10 nằm quá gần ngôi sao chủ

Các nhà thiên văn học đặt ra nhiều câu hỏi về việc làm thế nào mà hành tinh này lại nằm gần một ngôi sao như vậy, và giả thiết hợp lý nhất là NGTS-10b đã được hình thành ở nơi khác và “di cư” đến vị trí hiện tại. Kết cục chung của những hành tinh kiểu này là cuối cùng sẽ bị “hấp thụ” hoặc phá vỡ bởi ngôi sao chủ của nó. Kịch bản thứ 2 có lẽ đúng với trường hợp của NGTS-10b bởi hành tinh khí này nằm gần ngôi sao chủ đến mức các nhà khoa học có thể nhận thấy sự phân rã quỹ đạo của nó theo thời gian.

Theo dự đoán, NGTS-10b đã được khoảng 10 tỷ năm tuổi, và chỉ trong 1 thập kỷ tới, thời gian hoàn thành một chu kỳ quay của nó sẽ ngắn đi 7 giây, dần dần chuyển động theo hình xoắn ốc trước khi bị “xé toạc” bởi ngôi sao chủ sau 38 triệu năm nữa.

Thứ Bảy, 29/02/2020 13:44
53 👨 640
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ