NASA tuyên bố về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời của chúng ta

Hành tinh thứ 9 có thể đang tồn tại trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Đây là tuyên bố gần đây của NASA với báo chí về hành tinh mới và đầy bí ẩn trong Thái Dương hệ.

Theo NASA, hành tinh mới này rất to, gấp 10 lần Trái Đất và ở rất xa, cách xa Mặt Trời gấp 20 lần so với khoảng cách từ sao Hải Vương đến Mặt Trời nên sẽ vô cùng khó khăn để tìm ra nó. Dù chưa có nhiều bằng chứng cụ thể để chứng minh sự tồn tại của hành tinh thứ 9 nhưng các nhà khoa học rất chắc chắn về điều đó và hy vọng nó sẽ giúp họ làm sáng tỏ một số nghi vấn về vũ trụ.

Giả thuyết về sự tồn tại của hành tinh thứ 9
Giả thuyết về sự tồn tại của hành tinh thứ 9. (Ảnh: Caltech/R. Hurt, IPAC.)

Hiện nay, đã có 5 kết quả khác nhau của các nhóm nghiên cứu độc lập chỉ ra sự tồn tại của hành tinh thứ 9.

Năm 2016, nhà nghiên cứu Batygin và đồng tác giả là ông Mike Brow đã nhắc tới những hành vi kỳ lạ của 6 vật thể mới trong vành đai Kuiper. Quỹ đạo của 6 vật thể này đều có hình elip hướng về cùng một hướng, và tất cả các quỹ đạo đều nghiêng theo cùng một cách. Hai đặc điểm này đều là bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của hành tinh thứ 9.

Theo đó, 6 vật thể ở xa nhất trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo vượt ra khỏi sao Hải Vương. Độ nghiêng và sự thẳng hàng của chúng chỉ có thể được duy trì nhờ những lực ở bên ngoài.

Hành tinh thứ 9 được cho là to gấp 10 lần Trái Đất
Hành tinh thứ 9 được cho là to gấp 10 lần Trái Đất. (Ảnh: Viện Công nghệ California.)

Các mô hình máy tính cũng khẳng định về sự tồn tại của hành tinh bí ẩn này, theo đó, trong Hệ Mặt Trời có tồn tại một số vật thể có độ nghiêng cực lớn.

Theo các nhà khoa học, sự tồn tại của hành tinh thứ 9 chính là lời giải đáp cho hiện tượng những hành tinh có quỹ đạo nằm trong hành tinh khác, nghiêng so với đường xích đạo của Mặt Trời khoảng 6 độ. Hóa ra, trọng lực ở xa của hành tinh thứ 9 đã khiến cho toàn bộ Hệ Mặt Trời chao đảo trong khu vực trung tâm, và một số vật thể trong vành đai Kuiper có quỹ đạo ngược hẳn với phần còn lại trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều nằm trên một mặt phẳng nghiêng 6 độ so với Mặt Trời Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều nằm trên một mặt phẳng nghiêng 6 độ so với Mặt Trời. (Ảnh: National Geographic.)

Dựa trên hoạt động của những vật thể xa xôi, các nhà thiên văn cho rằng hành tinh mới là một siêu Trái Đất. Đó là một hành tinh bằng đá khổng lồ cực kỳ phổ biến trong vũ trụ nhưng kỳ lạ là những hành tinh dạng này lại không hề tồn tại trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Rất có thể, hành tinh mới kết tập lại trong những vùng lạnh giá của Hệ Mặt Trời trong hàng triệu năm và sau đó bị đẩy ra ngoài, hoặc thậm chí bị những Hệ Mặt Trời khác “bắt giữ lại”.

Các nhà nghiên cứu đang sử dụng kính thiên văn Subaru tại Đài quan sát Mauna Kea ở Hawaii, kính thiên văn tốt nhất hiện nay để tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm hành tinh thứ 9.

Thứ Hai, 16/10/2017 10:13
51 👨 590
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ