Bất chấp các lệnh cấm nghiêm ngặt, Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về khai thác tiền điện tử

Tất cả các loại tiền điện tử và mọi giao dịch liên quan hiện được coi là bất hợp pháp, thuộc phạm vi luật hình sự ở Trung Quốc - theo phán quyết của Tòa án tối cao. Phán quyết này về cơ bản có thể nghĩa là bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp hoặc sàn giao dịch nào bị bắt quả tang thực hiện hành vi mua, bán, giao dịch hoặc nắm giữ mã token tiền điện tử cũng như gây quỹ bằng loại hình “tiền tệ” này đều có thể bị xét xử trước tòa án như một hành vi phạm tội hình sự.

Tuy nhiên, bất chấp những biện pháp siết chặt kiểm soát từ nhà chức trách, Trung Quốc vẫn nằm trong top những quốc gia hàng đầu thế giới về khai thác tiền điện tử, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

Theo số liệu thống kê mới nhất được đưa ra bởi Cambridge Centre for Alternative Finance (CCAF), hoạt động khai thác Bitcoin ngầm ở Trung Quốc vẫn duy trì quy mô khổng lồ, bất chấp việc đây là hoạt động vi phạm pháp luật ở cấp độ hình sự.

Xưởng đào coin

Cụ thể, trong khoảng thời gian từ tháng 9.2021 đến tháng 1.2022, Hoa Kỳ là thị trường khai thác tiền điện tử lớn nhất thế giới, chiếm tới 37,84% công suất khai thác. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai và chiếm 21,11% sản lượng khai thác tiền điện tử. Xếp thứ 3 là Kazakhstan với sản lượng ở mức 13,22%, và thứ 4 là Canada với 6,48%.

Nói cách khác, lưu lượng truy cập từ Trung Quốc hiện chiếm khoảng hơn 20% ​​tổng tỷ lệ băm Bitcoin, đơn vị đo sức mạnh xử lý thuật toán để xác minh giao dịch và khai thác mã token tiền điện tử.

Nhận định về thực trạng khai thác tiền ảo ở Trung Quốc, giới phân tích cho rằng một phần không nhỏ thợ đào Trung Quốc đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới, và tiếp tục hoạt động bí mật, đồng thời thực hiện tương đối tốt việc che giấu dấu vết bằng cách sử dụng các dịch vụ proxy nước ngoài để đánh lạc hướng sự chú ý và giám sát của chính phủ. Khi lệnh cấm được ban hành và thời gian trôi qua, có vẻ như giới thợ đào ở Trung Quốc đã trở nên tự tin hơn, và hài lòng với sự bảo vệ được cung cấp bởi các dịch vụ proxy quốc tế.

Thêm vào đó, việc có thể tiếp cận với “nguồn điện ngoài lưới cùng các hoạt động quy mô nhỏ phân tán về mặt địa lý” rõ ràng là những yếu tố chính giúp thợ đào che giấu hoạt động của họ với các cơ quan chức năng và lách lệnh cấm.

“Thợ đào coin ở Trung Quốc có xu hướng sử dụng mạng riêng ảo (VPN) và cố gắng không dùng quá nhiều năng lượng từ một điểm duy nhất. Do đó công ty điện lực sẽ khó có thể phát hiện bất kỳ mức tiêu thụ cao bất thường nào”.

Hoạt động khai thác tiền điện tử được xác định bằng “hash rate”, về cơ bản là tốc độ xử lý, được đo bằng Exahashes mỗi giây (EH/s). Công suất đỉnh toàn cầu là 248,11 EH/s, đạt được vào tháng 2 năm 2022, trong khi công suất của Hoa Kỳ đạt 70,97 EH/s.

Thứ Sáu, 20/05/2022 14:45
51 👨 345
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ