Tất tần tật thông tin về Zoom

Có hàng nghìn công ty đang phải vật lộn với COVID-19, nhưng cũng có một số công ty vẫn có thể trụ vững, trong đó có Zoom Video Communications. Công ty không chỉ tồn tại mà dường như đã thay đổi cách giao tiếp của hàng triệu người trên khắp thế giới. Ngay cả khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại và nhân viên đã quay trở lại văn phòng, Zoom vẫn là lựa chọn lâu dài.

Người thành lập

Eric Yuan là người thành lập ra Zoom và một nền tảng họp trực tuyến lớn khác hiện nay. Yuan sinh ra tại Thái An, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nhưng lại bắt đầu sự nghiệp ở Thung lũng Silicon, Mỹ. Ông là một trong những người được tuyển dụng đầu tiên của WebEx. Vào năm 2007, khi Cisco Systems mua lại WebEx, ông được bổ nhiệm là Phó Giám đốc kỹ thuật.

Sau bốn năm làm việc tại Cisco, Yuan rời công ty và thành lập công ty riêng. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, Yuan chia sẻ rằng dù mức lương ở Cisco đang ở mức sáu con số, nhưng ông không thấy hài lòng với những gì mình đang làm. Thêm vào đó, ông biết những gì sắp thực hiện giống như canh bạc, nhưng không bao giờ nghi ngờ ý tưởng đó sẽ thất bại.

9 năm kể từ khi Yuan rời Cisco để theo đuổi "hạnh phúc", có vẻ như mọi thứ đã ổn thỏa với doanh nhân Trung Quốc.

Thành công của Zoom không chỉ đưa Yuan trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh, với tài sản ròng trị giá 20 tỉ USD, mà ông còn được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2020 theo bình chọn của Tạp chí Time.

Eric Yuan được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2020 theo bình chọn của Tạp chí Time.
Eric Yuan được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2020 theo bình chọn của Tạp chí Time.

Lịch sử công ty

Yuan rời Cisco vào tháng 4 năm 2011. Ông mang theo 40 kỹ sư của Cisco - những người này về sau trở thành đội tiên phong của Zoom. Ban đầu công ty có tên là Saasbee Inc.

Hai tháng sau, công ty huy động được 3 triệu USD dù cho các nhà đầu tư lo ngại rằng lĩnh vực hội nghị trực tuyến đã bão hòa.

Năm 2012, công ty đổi tên thành Zoom, lấy cảm hứng từ cuốn sách thiếu nhi Zoom City của Thacher Hurd. Cùng năm đó, phòng Zoom lần đầu tiên được đưa vào hoạt động, với khách hàng đầu tiên là Đại học Stanford.

Từ năm 2013 đến năm 2018, công ty phát triển bùng nổ, huy động được 142,5 triệu USD.

Vào tháng 4 năm 2019, công ty ra mắt công chúng và chào bán IPO với giá 36 USD/cổ phiếu. Tính đến tháng 11 năm 2020, cổ phiếu của Zoom được bán với giá khoảng 450 USD/cổ phiếu.

Năm 2020, khi COVID-19 xuất hiện, tổng số khách hàng trong hai tháng của Zoom còn nhiều hơn so với toàn bộ năm 2019 - 2,22 triệu người dùng. Ứng dụng đạt 2,13 triệu lượt tải chỉ trong tháng 3 năm 2020. Tính đến tháng 6 năm 2020, công ty phục vụ 265.400 khách hàng trên khắp thế giới.

Zoom được vinh danh là Người dẫn đầu về Giải pháp cuộc họp (Leader for Meeting Solutions) trong Gartner Magic Quadrant trong năm năm liên tiếp.

Profile

Zoom Video Communications, Inc. là một công ty công nghệ truyền thông có trụ sở tại California, Mỹ. Nó chuyên cung cấp các dịch vụ cuộc họp, hội nghị và trò chuyện trực tuyến.

Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều nền tảng tương tự như Skype, Microsoft Teams, WebExTeamViewer, nhưng Zoom vẫn vươn lên dẫn đầu. Nhiều người coi đó là thành công chỉ sau một đêm, nhưng thực sự công ty truyền thông có trụ sở tại California đã mất 9 năm để có được vị trí như ngày hôm nay.

Eric Yuan quyết định thành lập Zoom với hy vọng xây dựng một nền tảng hội nghị không chỉ dễ sử dụng mà còn dễ điều hướng hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Quyết định này chủ yếu được đưa ra do thiếu các nền tảng họp trực tuyến vào thời điểm đó.

Kể từ đó, Yuan đã chuyển đổi Zoom thành một nền tảng mà tất cả mọi người đều dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Zoom hỗ trợ tài khoản miễn phí với 40 phút/cuộc họp và kết nối với tối đa 100 người. Ngoài ra, Zoom còn cung cấp các kế hoạch hàng năm cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ, cho phép các công ty lớn tổ chức cuộc gọi với sự tham gia của 1.000 người và cấp quyền truy cập vào bộ nhớ đám mây không giới hạn.

Mặc dù đã có những cuộc tấn công, đáng chú ý nhất là Zoombing, nhưng điều này không thể ngăn cản mọi người sử dụng Zoom. Chỉ trong quý II, công ty đã tăng trưởng doanh thu 355% so với cùng kỳ năm trước, với doanh thu tăng vọt lên 663,5 triệu USD so với 145,8 triệu USD của năm trước.

Zoom đã tạo được tên tuổi trong đại dịch và có vẻ sẽ vẫn là một gã truyền thông khổng lồ sau đại dịch. Gần đây, công ty triển khai một nền tảng có tên Zapps, nơi người dùng có thể dễ dàng sử dụng Zoom và truy cập các ứng dụng khác cùng một lúc.

Một số ứng dụng đã sẵn sàng cho Zoom bao gồm Slack, Dropbox, Atlassian, Coursera và Cameo...

Zoom có ​​trụ sở chính tại San Jose, California và có hơn 2.500 nhân viên. Công ty hoạt động trên quy mô toàn cầu với các văn phòng ở Anh, Australia, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc.

Đối thủ cạnh tranh

Như đã đề cập, Zoom không phải là nền tảng cuộc họp trực tuyến duy nhất có trên thị trường. WebEx (Cisco), Skype (Microsoft) và Teams (Microsoft) đều là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Zoom.

Mặc dù cả bốn nền tảng đều cung cấp các dịch vụ giống hệt nhau (cuộc gọi video và âm thanh HD, trò chuyện, share màn hình và hỗ trợ nhiều hệ điều hành), nhưng có một số khía cạnh khiến các Zoom trở nên khác biệt.

Với gói miễn phí, các nhóm có thể chứa tối đa 300 người tham gia, nhiều hơn rất nhiều so với 100 người trong WebEx và 50 người ở Skype. Teams, Skype và WebEx cũng có thể dễ dàng được tích hợp vào Microsoft Office 365 và các ứng dụng khác của Microsoft, trong khi Zoom có ​​thể được tích hợp vào Google Drive. Ngoài ra ở WebEx và Teams, việc tạo nhiều phòng vẫn còn bị hạn chế.

Thứ Năm, 26/08/2021 18:35
11 👨 1.598
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ