Một bể nước cổ đại thuộc thế kỷ thứ 6 vừa được phát hiện bên dưới một nhà kho đang gây tò mò giới khảo cổ học Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Nihat Erdoğan, Giám đốc Bảo tàng Mardi cho hay cuộc khai quật được tiến hành tại thành phố cổ Mardin 3000 năm tuổi của thị trấn Dara, thuộc miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, tại đây, họ đã phát hiện ra một bể nước cổ ước tính thuộc thế kỷ thứ 6, thời La Mã cổ đại bên dưới một khu vực được sử dụng như một nhà kho.
“Ước tính bể nước cổ này thuộc thời La Mã cổ đại có kích thước khá lớn, dài 18m, rộng 15m, ngay thời điểm trước khi phát hiện, bể nước cổ này bị lấp rất nhiều đất. Hiện bể nước đã được lấy hết đất ra và tiến hành bảo tồn, trùng tu như một phần dự án khảo cổ quan trọng của Ban bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên Mardi", Nihat Erdoğan nói thêm.
Theo các chuyên gia khảo cổ nhận định, bể nước này còn phục vụ cho nhiều cư dân La Mã cổ đại hoặc Ba Tư... đến sử dụng.
Và đặc biệt hơn, đằng sau bể nước cổ này là một bức tường dài 4km nằm ở phía Tây, ngăn chặn lối vào thành phố, tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, bể nước này còn có thể cung cấp nước cho thành phố cổ địa phương sử dụng.
Và ngoài ra, Giám đốc bảo tàng cho biết bể nước cổ này sẽ được mở cửa đón khách du lịch đến tham quan từ tháng 1 năm 2017, sau khi công cuộc khai quật chính thức kết thúc.
"Chúng tôi đang làm việc hết sức để trùng tu, cải tạo và bảo tồn bể nước cổ đại này, mục đích cho thế giới thấy tiềm năng du lịch khảo cổ và giá trị văn hóa lịch sử lâu đời phong phú đa dạng của thành phố cổ Mardin 3000 năm tuổi và hy vọng sẽ được khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến tham quan Mardin trong thời gian tới”. Nihat Erdoğan nói.