Thảm họa sẽ xảy ra khi lá cây ở khu vực Chernobyl không phân huỷ?

Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã trôi qua 30 năm nhưng những hậu quả mà vụ nổ để lại vẫn còn là điều đáng lo ngại với con người. Một trong những vấn đề về môi trường đã được các nhà khoa học cảnh báo từ năm 1992 là lá cây ở khu vực Chernobyl không phân huỷ. Điều này có thể sớm trở thành thảm họa bởi mùa hè khô hơn do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl

Ngày 26 tháng 4 năm 1986 nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ucraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây là vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.

Các khu rừng quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl chưa phân hủy hoàn toàn. Cái nắng nóng của mùa hè khiến khu rừng này rất dễ bị cháy và nếu điều đó xảy ra thì một đám cháy rừng hạt nhân sẽ khiến Ucraina phải đau đầu. Chất phóng xạ sẽ lan rộng ra ngoài khu vực cách ly của Chernobyl, khu vực có diện tích 2600 kilomét vuông, chỉ nằm cách 110 km về phía Bắc của Kiev.

Khu cách ly này được nhiều nhà khoa học đến để nghiên cứu, ở đó hầu như không có côn trùng, những cá thể chim phát triển bất thường như mỏ bị biến dạng, lông đuôi dài một cách kỳ lạ và bộ não nhỏ hơn. Cây cũng trở nên rậm rạp hơn. Họ nhận thấy có nhiều điểm ở trên những cây ở đây, cụ thể họ mô tả là "sự tích luỹ rác đáng kể theo thời gian" trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oecologia. Nhắc đến "đáng kể" tức là các nhà khoa học đang ám chỉ cây không phân huỷ được, kể cả lá rụng trên mặt đất cũng thế.

Lá cây quanh khu vực Chernobyl không phân hủy

Rừng Đỏ, khu rừng xung quanh Chernobyl bị nhiễm phóng xạ mức độ cao nhất từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân đã chết và chuyển sang màu gừng. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Smithsonian, Timothy Mousseau - nhà sinh vật học tại Đại học Nam Carolina đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu - cho rằng những cây này "rất "ấn tượng", trong khi ở các khu rừng nơi tôi sinh sống, cây hầu như thành mùn cưa sau một thập kỷ nằm trên mặt đất."

Khu rừng vẫn giữ nguyên không phân hủy do vi khuẩn, nấm, giun, côn trùng và sinh vật khác có khả năng phân huỷ hầu như không tồn tại ở khu vực này. Mousseau và nhóm của ông đã phát hiện ra điều này sau khi làm một thí nghiệm để lại 600 túi lá xung quanh Chernobyl vào năm 2007.

Một năm sau, họ thu thập lại các túi lá đó và phát hiện ra rằng các túi chứa đầy lá đặt trong khu vực không có phóng xạ phân hủy 70-90%, nhưng lá trong khu vực có phóng xạ chỉ phân hủy khoảng 40%. "Chúng tôi lo ngại rằng có thể sẽ có một vụ cháy rừng trong những năm tới", Mousseau chia sẻ với Smithsonian.

Sự phân hủy cực kỳ cần thiết cho cây phát triển, vì quá trình này giúp đưa chất dinh dưỡng trở lại vào đất. Việc khó phân hủy cũng có thể giải thích lý do tại sao những cây còn sống xung quanh Chernobyl phát triển rất chậm. Chúng đã hấp thụ chất phóng xạ như đồng vị strontium 90 (gây ra bệnh ung thư xương) và cesi 137 (gây buồn nôn và có thể dẫn đến tử vong) trong gần ba thập kỷ.

Nếu những cây này bị đốt cháy, các phân tử chất phóng xạ sẽ phát tán vào khí quyển và "con người sẽ rất dễ hít phải chúng" tạp chí Scientific American (SA) đã báo cáo vào năm ngoái dựa theo một nghiên cứu năm 2011. Nhưng bên cạnh đó, nguy hại hơn cả chính là thực phẩm được tiêu thụ hằng ngày như sữa và thịt cũng sẽ bị nhiễm các chất phóng xạ.

Để ngăn ngừa cháy rừng, các nhân viên cứu hỏa đã được lệnh túc trực ở khu cách ly nhưng điều đó còn chưa đủ. Họ không được đào tạo chuyên nghiệp, không được trang bị quần áo bảo hộ hoặc mặt nạ chống độc. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi đây không phải là một đám cháy rừng thông thường.

Thứ Sáu, 29/07/2016 11:49
4,73 👨 996
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới thực vật