Một phát hiện mới cho thấy sự tiến hóa thích nghi giữa cây rừng với các hiểm họa tự nhiên là câu chuyện hết sức kỳ diệu có thật.
Một nghiên cứu mới cho thấy các cây rừng thường có vỏ dày hơn ở những nơi thường xuyên có cháy rừng để giúp chúng có thể sống sót hơn là những cây sống ở vùng ẩm ướt, rừng mưa nhiệt đới...
“Chúng tôi tìm thấy bằng chứng một số lượng quy mô lớn các cây rừng ở khắp nơi trên các khu vực, châu lục tại các khu vực sinh sống, rừng dễ cháy thì các quần thể thực vật cây cối ở đây có lớp vỏ rất dày” - Adam Pellegrini, một nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford nói trong một tuyên bố.
Để có được kết luận này, nhóm các nhà khoa học đã tiến hành xem xét độ dày của 572 loài cây trong các khu rừng khác nhau, bao gồm các khu rừng có khả năng tự phục hồi sau đám cháy...
Kết quả cho thấy, ở những khu rừng thường xuyên có hỏa hoạn, cháy rừng, hạn hán khắc nghiệt, các quần thể cây cối tại môi trường này phát triển một lớp vỏ rất dày hơn là những cây sống ở các vùng ẩm ướt. Không chỉ lớp vỏ dày mà nó còn có tính đàn hồi cao, nâng cao khả năng chịu nhiệt, giữ nước, giúp tự sống sót và phục hồi qua các vụ cháy rừng. Rõ ràng, những loài cây trong khu rừng này đã thích nghi tiến hóa rất rõ rệt.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn chỉ rõ, độ dày của vỏ các loại cây sống ở khu rừng thường xuyên cháy phụ thuộc vào tần suất, mức độ diễn ra thường xuyên của cuộc cháy rừng.
Đây là một bằng chứng mới cho thấy hệ thống thực vật trên Trái Đất đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, đỉnh cao về tiến hóa để ứng phó, sống sót với biến đổi khí hậu của như các tai nạn môi trường diễn ra ngày càng khốc liệt.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Ecology Letters.