Coco de Mer, loại dừa lớn và đắt nhất thế giới

Coco De Mer hay Coco Der Mer là một loại dừa nổi tiếng vì có giá đắt nhất thế giới. Dưới đây là những thông tin thú vị về loại dừa này.

Coco de Mer, tên khoa học là Lodoicea maldivica, là một loài cây họ cọ có nguồn gốc từ quần đảo Seychelles ở Ấn Độ Dương. Loài cây bắt mắt này đã quyến rũ trí tưởng tượng của con người trong nhiều thế kỷ do những đặc điểm độc đáo và sức hấp dẫn huyền thoại của nó.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào những sự thật thú vị về khoa học xung quanh Coco de Mer, khám phá đặc điểm sinh học hấp dẫn, ý nghĩa lịch sử và truyền thuyết văn hóa của nó.

Một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của Coco de Mer là sự phát triển chậm và tuổi thọ của nó. Phải mất khoảng sáu đến bảy năm để hạt nảy mầm và thêm 25-30 năm nữa trước khi cây bắt đầu cho ra quả. Coco de Mer được biết đến bởi tuổi thọ đặc biệt, với một số cá thể sống sót trong vài trăm năm, làm tăng thêm sự bí ẩn bao quanh loài cây này.

Coco de Mer thuộc họ Cau và cũng là loài duy nhất của chi Lodoicea. Đây là loại dừa hiếm và đắt nhất thế giới. Mỗi trái dừa Coco de Mer có giá trung bình khoảng 300 bảng Anh (khoảng 385USD).

Cây Coco de mer phát triển rất cao, có thể lên đến 25-34m, lá hình quạt dài khoảng 7-10m và rộng khoảng 4,5m. Loại dừa này chỉ mọc ở đảo Praslin và Curieuse thuộc đảo quốc Seychelles nên rất quý hiếm. Trên thế giới, loại dừa này rất nổi tiếng nhờ kích thước to lớn và hình dáng trông khá nhạy cảm của nó, giống hệt như vòng 3 của người phụ nữ. Quả Coco de mer giữ kỷ lục là quả to và nặng nhất thế giới. Trung bình 1 quả dừa nặng khoảng 23 đến 30kg, có đường kính từ 30-40cm.

Coco de Mer

Quả Coco de Mer được xem là “báu vật của Seychelles” và rất hiếm nên khách du lịch khi tới đây vẫn chấp nhận bỏ một khoản tiền khá lớn ra để sở hữu nó.

Một điều thú vị khác là hoa đực và quả dừa của loại cây này đều có hình dạng nhạy cảm

Một điều thú vị khác là hoa đực và quả dừa của loại cây này đều có hình dạng nhạy cảm.

Do rất nặng nên khi rơi xuống biển, quả Coco de mer không trôi nổi mà chìm xuống đáy biển. Rất lâu sau đó, khi vỏ quả đã bị nước biển phân rã, hạt của nó mới có thể nổi lên mặt nước và trôi đến khắp các vùng khác nhau. Do lúc này, hạt không có chất dinh dưỡng để duy trì nên khi dạt vào vùng đất mới chúng bị thối và không thể nảy mầm.

Thứ Sáu, 10/01/2025 16:28
4,33 👨 4.386
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới thực vật