Điểm lại 10 thảm họa tàn khốc nhất trong lịch sử loài người

Trong lịch sử loài người, chúng ta đã phải trải qua nhiều thảm họa tàn khốc như núi lửa phun trào, động đất, sóng thần, bão tuyết... tàn phá môi trường, cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người ở khắp nơi trên thế giới.

Hậu quả của những thảm họa kinh hoàng đó không khỏi khiến con người giật mình khiếp sợ. Và đó cũng là lời cảnh báo trước những sự tàn phá thiên nhiên khủng khiếp của con người.

Bão Matthew năm 2016

Bão Matthew

Vào tháng 10/2016, bão Matthew tràn qua Haiti, nước nghèo nhất châu Mỹ trước khi quét qua bờ biển Mỹ. Với sức gió 233km/h kèm theo mưa xối xả nó gây thiệt hại trên diện rộng ở Haiti và cướp đi hơn 1.000 sinh mạng.

Trận lở tuyết ở Pakistan năm 2012

Trận lở tuyết ở Pakistan

Ngày 7/4/2012, một trận lở tuyết kinh hoàng đã ập xuống doanh trại quân đội Pakistan gần sông băng Siachen, chôn vùi 135 người, chủ yếu là binh sĩ. Điều kiện thời tiết xấu và ở trên độ cao hơn 4000m so với mực nước biển khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

Thảm họa kép ở Nhật Bản năm 2011

Thảm họa kép ở Nhật Bản

Năm 2011, vùng duyên hải Đông Bắc Nhật Bản đã phải hứng chịu một trận động đất có cường độ 9,0 độ richter kéo theo một trận sóng thần cao 10m tàn phá nhiều tàu thuyền, nhà cửa, xe cộ. Tổng cộng 15.840 người thiệt mạng, 5.950 người bị thương và 3.642 người mất tích trong thảm họa kép này.

Kinh khủng hơn, thảm họa này ảnh hưởng tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima I dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản, hậu quả của nó vẫn chưa được giải quyết triệt để cho tới ngày nay.

Theo uớc tính thiệt hại tài sản do đại thảm họa này gây ra có thể lên tới 309 tỉ USD.

Động đất ở Haiti năm 2010

Động đất

Ngày 12/1/2010, một trận động đất mạnh 7,0 độ richter đã xảy ra gần thị trấn Leogane, Haiti khiến 220.000 người chết và khoảng 300.000 người bị thương, ảnh hưởng tới cuộc sống của gần 3 triệu người.

Trận động đất đã đã phá hủy khu vực thủ đô Port-au-Prince, các cảng biển bị hư hỏng nặng khiến Haiti không thể nhận được sự viện trợ từ bên ngoài trong suốt một tuần.

Theo các nhà nghiên cứu về động đất, có ít nhất 52 dư chấn mạnh 4,5 độ richter hoặc lớn hơn đã xảy ra tính đến ngày 24/1/2010.

Đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009

Đại dịch cúm A/H1N1

Năm 2009, đại dịch cúm A/H1N1 lan rộng toàn cầu gây bệnh và cướp đi mạng sống của 17.000 người tại 74 quốc gia. Đại dịch này khiến Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, phải công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6.

Hơn 400 vụ cháy rừng ở Australia năm 2009

Hơn 400 vụ cháy rừng ở Australia năm 2009

Trong khoảng thời gian từ 2 - 3/2009, hơn 400 vụ cháy rừng đã xảy ra ở Australia khiến 173 người thiệt mạng và 414 người bị thương. Nhiều thị trấn tại Victoria thị thiêu hủy toàn bộ trong biển lửa.

Bão Nargis tại Myanmar năm 2008

Bão Nargis tại Myanmar

Ngày 3/5/2008 cơn bão nhiệt đới Nargis đã tràn qua Myanmar cướp đi sinh mạng của gần 140.000 người. Xác người tràn lan trên các cánh đồng, những người sống sót luôn ở trong tình trạng đói, không nơi trú ẩn. Hầu như toàn bộ thị trấn bị cơn bão thủy triều cao tới 3,5m phá hủy và cuốn trôi. Theo ước tính, thiệt hại về tài sản do cơn bão khủng khiếp này gây ra là khoảng 10 tỷ USD.

Động đất, sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004

Động đất, sóng thần Ấn Độ Dương

Ngày 26/12/2004, một trận động đất lớn có cường độ 9,1 độ richter đã xảy ra ở trung tâm ngoài khơi bờ biển hòn đảo của Indonesia. Đây là trận động đất kéo dài nhất và lớn thứ 3 trong lịch sử.

Nhưng khủng khiếp hơn, trận động đất này đã tạo ra trận sóng thần cao 30m càn quét qua 14 quốc gia, cướp đi sinh mạng của gần 230.000 người, khiến 1,7 triệu người phải di dời.

Vụ nổ limnic ở hồ Nyos năm 1986

Vụ nổ limnic ở hồ Nyos

Thảm họa hồ Nyos tại Cameroon là thảm họa nổ khí CO2 thứ hai trong lịch sử khiến khoảng 1.800 người thiệt mạng và 3.500 gia súc bị chết vì ngạt thở. Các thôn làng trong khoảng bán kính 25km quanh hồ Nyos đều bị xóa sổ trong giây lát.

Theo các nhà khoa học, trong vụ nổ này hồ Nyos đã nhả ra khoảng 1km3 khí CO2 đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá. Khí và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80m, di chuyển với tốc độ 70km/h.

Thảm họa núi lửa giết 23.000 người ở Colombia năm 1985

Thảm họa núi lửa

Chỉ trong vòng 15 phút, thị trấn Amero của Colombia bị nhấn chìm bởi dòng siêu mắc ma phun trào từ núi lửa Nevado del Ruiz. 35 triệu tấn đất đá, dung nham di chuyển với tốc độ 480km/h từ đỉnh núi trút xuống thung lũng 2 bên sườn núi, cùng với đó là khoảng 700.000 tấn khí sulfur dioxit được giải phóng. Khi kết hợp với nước tạo thành một vật liệu kết dính như bê-tông rơi xuống làm sụp các mái nhà và gây hại cho con người nếu hít phải.

Sau thảm họa thiên nhiên tàn khốc này, chỉ 1/4 dân số ở thị trấn Amero sống sót.

Thứ Năm, 05/01/2017 13:47
4,85 👨 7.042
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học