Bạn có biết, con người xì hơi 14 lần/ngày, phụ nữ "xả bom" nặng mùi hơn nam giới, con người vẫn tiếp tục xì hơi sau khi chết...
- Câu trả lời cho 3 điều hiển nhiên của con người: thân nhiệt ổn định ở 37 độ C, khi hắt xì hơi nhắm mắt và có ruột thừa
- Tại sao bạn "xì hơi" có mùi thối còn người khác thì không?
Xì hơi hay còn được gọi là trung tiện, đánh rắm là một trong những chức năng cần thiết để con người tồn tại. Dưới đây là những điều thú vị về "hiện tượng tự nhiên" quan trọng này của con người!
1. Mỗi người sẽ xì hơi 14 lần mỗi ngày
Trung bình mỗi người sẽ xì hơi 14 lần mỗi ngày và một người có thể tạo ra nguồn năng lượng có sức tàn phá tương đương với một quả bom nguyên tử nếu anh ta xì hơi liên tục trong vòng 6 năm 9 tháng.
2. Thể tích của một của bom bình thường là... 100ml
Trung bình, một lần xì hơi bạn sẽ thải ra khoảng 100ml khí và lan tỏa ra xung quanh chỉ trong vòng chưa đầy 2s.
3. Phụ nữ xả bom... nặng mùi hơn so với nam giới
Nghe có vẻ buồn cười và hoang đường nhưng đó lại là sự thật. Theo một nghiên cứu của giáo sư Michael Levitt thuộc ĐH Stanford, trong cùng một đơn vị thể tích, có tỉ lệ khí H2S trong "bom" của phụ nữ cao hơn hẳn so với đàn ông. Nguyên nhân là do bên trong cơ thể của phụ nữ vốn đã có nhiều khí H2S hơn so với phái mạnh.
Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu như ăn cùng một loại thức ăn giống nhau với lượng bằng nhau thì phụ nữ có xu hướng xì hơi nhiều hơn nam giới.
3. "Bom thối" của chúng ta có mùi... ngọt ngào
Nghe đến xì hơi, chúng ta chỉ nghĩ đến duy nhất một thứ mùi khó ngửi thôi, nhưng sự thực "bom" của chúng ta thải ra có tới 3 loại mùi khác nhau. Tùy theo thức ăn tiêu hóa mà cơ thể sẽ thải ra các loại chất hóa học khác nhau, khiến "bom" có mùi khác nhau.
Bom có mùi trứng thối là thường gặp nhất, do có chứa nhiều khí Hydrosunfit (H2S). Nếu có nhiều methanethinol (CH3HS) - xuất hiện trong quá trình phân hủy hydrosunfit, khi bạn xì hơi sẽ có mùi "rau thối".
Còn nếu trong "khí" của bạn có chứa dimethyl sulfide, nó sẽ có mùi "ngọt ngào".
4. Tốc độ xì hơi có thể lên tới 3m/s
Mỗi lần "thả bom" sẽ có tốc độ khác nhau nhưng chúng ta thường gửi thấy mùi khó chịu sau khoảng từ 10-15 giây sau khi người khác xì hơi. Nguyên nhân là cần một khoảng thời gian để mùi đó lan tỏa tới mũi bạn.
5. Ăn thịt đỏ khiến cho bom nặng mùi hơn
Các hợp chất của lưu huỳnh, đặc biệt là methanethiol, chất nặng mùi nhất có rất nhiều trong thịt đỏ.
Nếu ăn nhiều thịt đỏ, quá trình tiêu hóa sẽ giải phóng các hợp chất này và hình thành những quả bom có "sức công phá" khủng khiếp.
6. Đối với một số nền văn hóa, xì hơi chẳng có gì to tát
Trong nhiều nền văn hóa, xì hơi nơi công cộng hay nơi làm việc là một hành động rất đáng xấu hổ và bị mọi người coi là bất lịch sự. Nhưng ở một số nơi, xì hơi nơi đông người là một hành động rất bình thường và được chấp nhận, thậm chí là thích thú. Ở Nam Mỹ có một bộ lạc da đỏ coi việc xì hơi là một lời chào, và ở Trung Quốc ngửi mùi xì hơi để tìm người là một công việc thực sự.
Thời xưa, Hoàng đế Claudius đã ban hành điều luật buộc mọi người phải cùng tham gia một buổi tiệc xì hơi chung vì lo sợ việc giữ nhiều khí trong người sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
7. Đừng bao giờ nhịn xì hơi
Việc nhịn xì hơi có thể gây khó chịu, đầy hơi đôi khi nhịn xì hơi có thể gây nên bệnh trĩ hay chứng ruột phình to.
Kể cả khi bạn giữ chặt và cố nhịn để không xì hơi trong suốt cả ngày dài, khi cơ thể bạn thư giãn chúng cũng sẽ cố thoát ra ngoài.
8. Khí xì hơi dễ bén lửa
Trong các khí thải ra khi xì hơi có metan và hydro nên khả năng bắt lửa là rất cao. Trong các bữa tiệc, một vài người muốn gây cười bằng cách châm bật lửa khi xì hơi, nhưng đây thực sự là hành động khá nguy hiểm.
9. Mối có hiệu suất xì hơi lớn hơn bất cứ loài nào
Hầu hết các loài động vật đều xì hơi, nhưng loài có tần suất xì hơi nhiều nhất trên Trái Đất này lại chính là loài mối nhỏ bé. Mối xì hơi nhiều hơn bất cứ loài vật nào, lượng khí metan tạo ra do sự xì hơi của mối ước tính vào khoảng từ 2-22 Tg mỗi năm, chiếm 5% tổng số khí metan trên toàn cầu.
10. Con người vẫn tiếp tục xì hơi sau khi chết
Sau khi chết khoảng 3h đồng hồ, những khí thải trong cơ thể người chết sẽ tìm cách thoát ra ở 2 đầu đường tiêu hóa, dẫn đến ợ hoặc xì hơi phát ra âm thanh. Hiện tượng này là do các cơ bị co rút và giãn nở ở lỗ nhỏ trên xác chết.