Trong y học, hiện tượng đánh rắm hay xì hơi còn có tên gọi là trung tiện, là một hoạt động sinh lý tự nhiên của con người để thải những khí dư thừa trong cơ quan tiêu hóa ra bên ngoài qua đường hậu môn và có thể phát ra tiếng động.
Mục lục bài viết
Mặc dù xì hơi có tác dụng giải thoát cho cơ thể khỏi một số chứng bệnh liên quan nhưng hành động này thường gây ra sự bất tiện và phản cảm trong nhiều trường hợp không đáng có.
Tại sao bạn "xì hơi" có mùi thối còn người khác thì không?
Thực tế, mùi của chất khí mà con người thải ra phụ thuộc vào những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Chúng được tạo nên từ các chất khí như oxy, nitơ, hydro, methane, carbon, và đặc biệt là lưu huỳnh.
Ruột già là nơi sẽ sản sinh ra khí H2S (hay mùi trứng thối) và khí amoniac pha trộn cùng luồng chất khí sau đó sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Thành phần của chất khí được đo cụ thể bao gồm: N2: 20-90%, H2,: 0-50%, CO: 10-30%, CH4: 0-10%.
Các chất khí này sẽ tích tụ dần trong cơ thể cho con cho đến khi đạt tới giới hạn nào đó sẽ bị đào thải ra ngoài qua 2 cách. Thứ nhất là qua đường miệng thông qua hành động ợ hơi thường thấy sau khi ăn, đặc biệt là sau khi sử dụng thêm các sản phẩm nước ngọt có ga. Cách thứ hai là qua đường hậu môn dưới hình thức trung tiện.
Khi các chất khí này được đẩy đến đại tràng, các vi khuẩn tại đây sẽ phân hủy chúng và sản sinh ra khí thải. Nếu khí thải tích tụ quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc mãn tính, tức bụng, tức ngực, đau đầu hay khó tiêu hóa do khí thải bị hấp thụ trở lại niêm mạc ruột. Vì vậy, bằng cơ chế phản vệ, cơ thể đã tạo ra tín hiệu cảnh báo cho mỗi người biết lúc nào nên "trung tiện" để kịp thời có hướng xử lý.
Mặc dù, xì hơi là hoạt động sinh lý không thể tránh khỏi của con người nhưng khoa học đã tìm ra được một số cách giúp chúng ta có thể ngăn chặn chúng ở mức tối đa. Các chất khí thải này sẽ được tạo ra nhiều nhất nếu như con người hấp thụ các loại chất là:
- Fructose: có nhiều trong một số loại ngũ cốc như ngô, lúa mì, hành.
- Lactose: thường có nhiều trong sữa, kem, ngũ cốc và một số loại bánh mỳ.
- Rafinose: thường có trong đậu, súp lơ, bắp cải và trên một số loại rau củ.
- Sorbitol: một loại đường khó tiêu, thường được sử dụng làm chất ngọt nhân tạo, có nhiều trong kẹo, kẹo cao su, nước ngọt có ga, nước tăng lực,...
Vì sao đôi khi xì hơi, đại tiện có kèm cảm giác nóng?
Khi xì hơi có cảm giác nóng là do chênh lệch nhiệt độ bên trong cơ thể (thường là 37 độ C) với môi trường bên ngoài thấp hơn nhiều. Khi xì hơi, luồng khí từ trong cơ thể bạn đang ấm thoát ra ngoài hậu môn và gặp lớp da mát bên ngoài ngay gần hậu môn sẽ gây cảm giác nóng.
Nếu xì hơi nhanh, bạn sẽ không cảm nhận được điều này vì luồng khí thoát đi rất nhanh mà ít tiếp xúc với da gần hậu môn.
Một lý do khác cũng khiến xì hơi cảm giác nóng là do bạn ăn thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng. Có một hóa chất gọi là capsaicin trong loại thức ăn đó. Một lượng chất này sẽ đi xuống ruột già theo thức ăn và ra ngoài theo phân. Capsaicin khiến bạn có cảm giác nóng ở hậu môn khi bạn xì hơi và đại tiện.
Bạn có biết loại quần lót giúp bạn xì hơi mà không phải xấu hổ?
Một số hãng thời trang đã cho ra mắt các loại quần giúp người mặc thoải mái... "xì hơi" được chế tạo từ loại vải đặc biệt. Loại vải này có thể hấp thụ được mùi hôi khi bạn "xì hơi" và ngăn cho chúng thoát ra ngoài.
Theo các nhà sản xuất, những chiếc quần đặc biệt này sẽ giúp những người mắc các căn bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, bị đầy hơi, viêm ruột kết… không bao giờ lo mùi hôi khi "xì hơi", không gây khó chịu hay ảnh hưởng tới những người khác.