Trong lịch sử kinh tế của thế giới có tồn tại một số loại thế kỳ lạ mà không ai có thể tượng tượng ra như: thuế râu, thuế mũ, thuế cửa sổ... Tại Nga, vào thế kỷ 17 tất cả những người đàn ông râu quai nón đều phải trả phí 60 rúp với những ai trong giới quý tộc, giới thương buôn cao cấp thì 100 rúp và giới tiểu thương 60 rúp.
1. Thuế Râu
Vào cuối thế kỷ 17, Sa hoàng Nga Peter Đại đế đã áp dụng một loại thuế trên khuôn mặt của người đàn ông. Đó chính là thuế râu. Theo luật, tất cả những người đàn ông râu quai nón đều phải trả phí 60 rúp với những ai trong giới quý tộc, giới thương buôn cao cấp thì 100 rúp và giới tiểu thương 60 rúp.
Thuế râu cũng được ban hành tại vua Henry VIII ban hành tại Anh năm 1535.
2. Thuế Mũ
Thuế mũ được ban hành vào năm 1784 để kiếm tiền từ những người giàu và có địa vị. Theo luật những người mua mũ phải nộp 2 shillings (0,02 USD) tiền thuế mũ. Trốn thuế là một hành vi phạm tội và bị trừng phạt thậm chí bị kết án tử hình.
3. Thuế chơi bài
Vào thời kỳ Trung cổ, chơi bài là hoạt động phổ biến của người dân tại Anh. Các vị vua đã nhận ra đây là cơ hội tốt để bóc lột người dân. Và thuế chơi bài đã được ban hành. Vua James I cho in những tấm thể có in hình quân Át cơ hoặc Át bích để phát cho những người đã nộp thuế. Những người trốn thuế có thể bị bỏ tù.
Những người nộp thuế đầy đủ sẽ được phát một tấm thẻ như thế này...
Loại thuế này được duy trì cho đến tận tháng 8/1960, khi chính phủ Anh quy định các sòng bạc sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản thuế thay cho người chơi bài.
4. Thuế đánh vào các sản phẩm được coi là... kẹo
Tháng 9/2009, Chính quyền tiểu bang Illinois tại Mỹ đã quyết định đánh thuế các loại kẹo cao hơn mức thuế dành cho các loại thực phẩm khác. Nhưng thực phẩm nào được coi là kẹo để phải chịu mức thuế cao hơn thì lại gây tranh cãi. Và Cục thế bang Illinois đã đưa ra định nghĩa: "Những loại thực phẩm cần phải được bảo quản lạnh, và thành phần không chỉ có riêng bột mỳ sẽ bị coi là kẹo" hết sức vô lý.
Theo quy định này, sữa chua thông thường sẽ được coi là thực phẩm, còn sữa chua hoa quả có thêm các thành phần khác sẽ được coi là kẹo và bị đánh thuế cao hơn.
5. Thuế "hèn nhát"
Loại thuế đặc biệt này được vua Henry I (1100 – 1135) ban hành tại Anh. Tất cả những người dân không muốn ra trận chiến đấu đều phải nộp loại thuế này. Mới đầu, loại thuế này rất thấp nhưng đến thời vua John (1167 – 1216) nó đã tăng lên đến 300%, thậm chí được áp dụng cho tất cả các binh sĩ trong những năm không có chiến tranh.
Sau hơn 300 năm được lưu hành, loại thuế này đã bị bãi bỏ vào năm 1412.
6. Thuế buôn hàng cấm
Ngày 1/2005, tại Tennessee Quốc hội nước này đã cho phép hoạt động buôn bán các loại ma túy như cần sa, thuốc phiện, cocain... là hợp pháp. Những người buôn bán các mặt hàng này phải nộp một khoản thuế nhất định và được đóng dấu để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, trên thế giới có 22 quốc gia đang áp dụng loại thuế này.
7. Thuế "xì hơi"
Năm 2003, Chính phủ New Zealand đã ban hành loại thuế "xì hơi", một trong những nỗ lực nhằm thực hiện Nghị định thư Kyoto về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Và đối tượng bị áp dụng loại thuế này là các trang trại chăn nuôi - được coi là phát thải 50% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tại đất nước này mỗi năm. Loại thuế này đã vấp phải sự phản đối của những người người nông dân và cuối cùng Chính phủ đã phải bãi bỏ loại thuế vô lý này.
8. Thuế nước tiểu
Năm 74 sau Công nguyên, Hoàng đế La Mã Vespasian đã nảy xa sáng kiến xây dụng toilet công cộng thu phí đầu tiên trên thế giới nhằm tạo ra ngân sách. Khi con trai mình phản đối loại thuế này thì Vespasianus đax gí tiền thu thuế vào mũi con và nói: "Pecunia non olet" - "Đồng tiền thì không có mùi".
9. Thuế cửa sổ
Vua William III đã banh hành thuế cửa sổ, một trong những loại thuế kỳ quặc nhất tại Anh vào năm 1696 để bù đắp vào ngân sách đang thiếu hụt. Theo quy định: mỗi nhà được phép xây dựng tối đa 10 cửa sổ, nếu quá sẽ phải nộp 2 shillings/năm cho mỗi cửa sổ xây thêm.