Nếu bạn nghĩ rằng, trên thế giới này chỉ có con người mới có dấu vân tay thì bạn đã sai hoàn toàn. Thực tế, có một loài động vật có dấu vân tay cực kỳ giống con người, đến mức dù có soi kính hiển vi điện tử cũng khó có thể phân biệt được, và đó là loài gấu Koala.
Gấu Koala còn được gọi là gấu túi, tên khoa học là Phascolarctos cinereus, đây là một loài thú có túi ăn thực vật. Chúng sinh sống tại Queensland, New South Wales, Victoria và Nam Úc. Thức ăn chủ yếu của gấu Koala là lá bạch đàn, chúng rất hiếm khi uống nước.
Điều đặc biệt nhất của loài vật hiền lành này là chúng sở hữu dấu vân tay gần giống con người đến mức kính hiển vị điện tử quét SEM cũng khó có thể phân biệt được.
Trên: Dấu vân tay của gấu trúc trưởng thành (bên trái) và người trưởng thành (bên phải). Dưới: Hình ảnh qua máy quét của
dấu vân tay gấu trúc (bên trái) và dấu vân tay người (bên phải).
Thực chất, gấu Koala không thuộc họ gấu mà có họ hàng "thân thiết" với loài chuột túi và kangaroo nhưng "tiến bộ" hơn là chúng có dấu vân tay còn hai loài kia thì không. Do vậy, các nhà khoa học tin rằng, dấu vân tay của gấu Koala chỉ mới phát triển trong giai đoạn tiến hóa gần đây.
Nhưng mục đích của việc có dấu vân tay trên các ngón tay ở loài vật này là điều gây tranh cãi trong giới khoa học. Theo nhóm nhà giải phẫu tại Đại học Adelaide ở Úc, vân tay được hình thành do cách chúng ta cầm nắm.
Ở loài gấu túi, chúng dùng tay để leo trèo, vặt lá cây và đưa vào miệng ăn. Chính những hoạt động đó đã sản sinh ra tác động cơ học đa chiều trên da, khiến các cấu trúc trên da được hình thành một cách có trật tự và tạo ra vân tay.