Loài vật nào là nhà vô địch có tiếng kêu lớn nhất Trái Đất

Loài vật có tiếng kêu lớn nhất thế giới là cá nhà táng với mức âm thanh phát ra lên đến 230dB. Nhưng không chỉ những loài vật to lớn mới phát ra âm thanh khủng khiếp như vậy, nhiều loài động vật nhỏ bé như như ve sầu cũng có thể phát ra âm thanh lớn không kém.

Để đo âm thanh, người ta sử dụng đơn vị hertz (Hz) với tần số âm thanh và decibel (dB) dùng cho áp suất âm thanh. Con người có thể nghe được tần số âm thanh từ 20Hz đến 20.000Hz, tương đương với khoảng từ 0 đến 125 dB.

Cá nhà táng - 230dB

Cá nhà táng

Tiếng gọi của cá voi xanh được ghi nhận ở 188bD, to hơn tiếng động cơ máy bay phản lực khi cất cánh. Nhưng mức âm thanh này chưa là gì so với tiếng kêu của cá nhà táng, nó có thể phát ra âm thanh lên tới 230dB. Rõ ràng, nếu xét theo đơn vị dB thì cá nhà táng chính là nhà vô địch có tiếng kêu lớn nhất hành tinh hiện nay.

Tôm gõ mõ - 200 dB

Tôm gõ mõ

Tôm gõ mõ hay còn gọi là tôm súng, tôm pháo có tên khoa học là Aipheidae, nổi tiếng với âm thanh chói tai khi tấn công. Loài động vật giáp xác này có cặp càng đặc biệt được sử dụng như một "khẩu súng âm thanh" có thể thể giết chết những con cá nhỏ. Khi nhắm được con mồi, chiếc càng kẹp lại với tốc độc cao tới mức tạo ra một bong bóng dưới áp suất cực thấp. Gặp nước bên ngoài, bong bóng nhanh chóng vỡ ra, tạo thành sóng xung kích ở tần suất 200 dB.

Tốc độ tấn công con mồi của tôm gõ mõ cực kỳ nhanh, thời gian bong bóng hình thành và vỡ trong chưa tới 0,001 giây.

Rệp nước - 160 dB

Rệp nước

Rệp nước có tên khoa học là Micronecta Scholtzi, loài động vật thủy sinh nhỏ bé này có thể phát ra âm thanh cực lớn. Những con rệp nước đực cọ sát vùng sinh dục với bụng để tạo ra bản giao hưởng gọi bạn tình có mức âm thanh lên tới 99bD.

Do nước nặng hơn không khí nên tốc độ âm thanh ở hai môi trường này là khác nhau. Để chuyển từ dB trong nước sang dB trong không khí phải cộng thêm khoảng 61dB, do đó âm thanh của loài rệp tạo ra dưới nước vào khoảng 160 dB.

Dơi Noctilio leporinus - 140bB

Dơi Noctilio leporinus

Các nhà khoa học đã đo được tiếng kêu của loài dơi Noctilio leporinus khi chúng săn mồi trên các hồ tại Panama là 140bB. Loài dơi này phát ra âm thanh ở tần số cao tới mức được xếp vào loại siêu âm 55kHz.

Ve sầu - 120 dB

Ve sầu bản địa Cyclochila Australasiae

Ve sầu được coi là loài côn trùng ồn ào nhất thế giới. Chúng tạo ra tiếng kêu kinh ỏi bằng cách chà sát chân vào nhau.

Trong những năm 1990, ve sầu châu Phi (Brevisana brevis) là loài ve có tiếng kêu lớn nhất, với mức trung bình 106,7 dB với khoảng cách 0,5 mét. Kỷ lục này sau đó bị phá vỡ bởi loài ve sầu bản địa Cyclochila Australasiae kêu ở mức 120 dB trong cự ly gần.

Voi - 103dB

Voi tạo ra âm thanh lớn để gọi đồng loại ở khoảng cách xa

Voi tạo ra âm thanh lớn để gọi đồng loại ở khoảng cách xa. Mức âm thanh voi tạo ra lớn đến mức toàn thân chúng rung lên. Các nhà nghiên cứu đã đo được âm thanh của loài voi là 103dB với khoảng cách 5m.

Thứ Bảy, 27/05/2017 10:46
51 👨 3.910
0 Bình luận
Sắp xếp theo