Chlorhexidine là một chất khử trùng chống vi khuẩn được chỉ định điều trị khử khuẩn ở da, vết thương, vết bỏng, ngăn ngừa cao răng, ở nồng độ thấp còn có công dụng phòng ngừa sâu răng.…
Thuốc chlorhexidine thường phối hợp với các loại thuốc tê như tetracain, lidocain được bào chế theo dạng viên ngậm, kem dùng ngoài da, dung dịch súc miệng, dung dịch rửa và băng gạc.
Tác dụng của thuốc Chlorhexidine
Các dạng bào chế phổ biến của Chlorhexidine, bao gồm:
Dung dịch súc miệng: Thường được chỉ định trong các trường hợp điều trị viêm lợi, viêm miệng, loét áp tơ. Nó còn được dùng để sát khuẩn trước và sau phẫu thuật, phòng ngừa cao răng và giảm nguy cơ mắc bệnh sâu răng…
- Thường sử dụng dung dịch Chlorhexidine có nồng độ 0.02 – 0.05%.
- Người lớn: Dùng 1 – 2 lần để vệ sinh răng miệng, sử dụng 3 – 6 lần trong điều trị nhiễm khuẩn và từ 1 – 6 lần/ ngày trong điều trị viêm hầu – miệng.
- Trẻ em: Súc miệng từ 1 – 3 lần/ ngày trong điều trị viêm hầu – miệng, mỗi lần phải cách nhau ít nhất 4 tiếng.
Khí dung vào miệng: Thường được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, loét áp tơ… điều trị viêm lợi, sát khuẩn sau khi nhổ răng. Khi sử dụng, xịt trực tiếp vào niêm mạc miệng và họng.
Băng gạc tẩm thuốc: Được sử dụng trực tiếp tại vết thương và vùng da/ niêm mạc cần khử trùng.
Kem dùng ngoài da: Thường dùng khi muốn làm sạch da giúp ngăn ngừa nhiễm trùng gây ra bởi phẫu thuật, tiêm, hoặc vết thương trên da. Khi dùng thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
Dung dịch rửa Chlorhexidine (xà phòng, sữa tắm, dầu gội): Được dùng để sát khuẩn ngoài da, vô khuẩn tay và dụng cụ y tế trước khi phẫu thuật.