Trở thành cha mẹ đồng nghĩa bạn cần phải học hỏi rất nhiều về thế giới để đảm bảo trẻ có chất lượng cuộc sống tốt nhất. Do đó, bạn cần biết rằng 3 năm đầu đời hình thành tới hơn 80% bộ não của trẻ. Trong suốt quá trình này, mọi thứ đều quan trọng. Não bộ của em bé được hình thành qua mỗi bữa ăn, tình cảm của mọi người và trò chơi.
Dưới đây là một số mẹo làm cha mẹ giúp con có khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống:
Đảm bảo trẻ sơ sinh có thể di chuyển thoải mái
Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi bạn phải làm rất nhiều việc, nhưng nhớ rằng đừng hạn chế chuyển động của em bé vì đây là cách chúng học kiểm soát bản thân. Đầu tiên, cánh tay và chân của em bé sẽ di chuyển không liên tục nhưng tới thời điểm thích hợp, bạn sẽ thấy trẻ tiến bộ từng ngày.
Phản hồi nụ cười của trẻ và nói chuyện nhẹ nhàng với em bé
Dạy trẻ cách phản ứng với mọi thứ rất quan trọng, vì thế, đừng quên cười với bé khi thấy chúng cười để bé hiểu rằng đó là tương tác tích cực. Khi trò chuyện với trẻ, hãy thay đổi giọng nhanh hoặc chậm, cao hoặc thấp để trẻ quen với các phản ứng và kiểu nói khác nhau.
Cổ vũ bé tới những đồ vật an toàn
Với trẻ từ 1 tới 6 tháng tuổi, bạn có thể cổ vũ trẻ chơi chạm tới những món đồ an toàn như cốc nhựa. Bạn có thể giữ một đồ vật ở trước mắt trẻ, rồi di chuyển nó chầm chậm sang hai bên, lên và xuống để mắt của trẻ dõi theo nó. Với trẻ 3 tháng tuổi, tầm nhìn của trẻ được mở rộng, đây là trò chơi hay để kích thích hoạt động thị giác của em bé.
Cho trẻ thời gian trả lời câu hỏi
Với trẻ từ 6 tới 9 tháng, cha mẹ bắt đầu giao tiếp với trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi đơn giản cho chúng. Thế nhưng đừng hi vọng trẻ sẽ trả lời ngay: hãy đếm nhẩm trong đầu tới 10 và cho chúng thời gian suy nghĩ. Nếu bé không trả lời được, hãy đưa ra đáp án để trẻ có thể ghi nhớ.
Mua sách tranh hoặc xếp hình đơn giản cho bé
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh, vì thế, hãy giúp trẻ học những điều mới bằng cách mua hoặc làm những cuốn sách hay đồ chơi đơn giản với các hoạt động khác nhau.
Nhớ rằng, trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn mọi thứ ngoại trừ mật ong
Bạn không nên cho trẻ sơ sinh dùng mật ong cho tới khi 1 tuổi. Còn lại tất cả thực phẩm lành mạnh đều an toàn với bé.
Khuyến khích và trao thưởng cho quá trình học tập của bé
Đừng quên thực hiện nhiều tương tác tích cực nhất cho bé khi có thể bằng cách khen ngợi kịp thời những việc làm tốt. Trẻ nên nghe thấy những từ tích cực nhiều hơn là tiêu cực (tốt, không tốt) để có lòng tự trọng và sự tự tin.
Nói cho trẻ biết về tên của đồ vật và dạy chúng những cử chỉ đơn giản
Từ 9 tới 12 tháng tuổi, trẻ sẽ thể hiện rất nhiều sự quan tâm tới môi trường xung quanh, vì thế, đừng quên lặp lại tên của những món đồ và mọi người thân để chúng có thể ghi nhớ. Dạy trẻ vẫy tay tạm biệt để chúng có thể học kết nối giữa chuyển động và ngôn từ.
Chỉ ra các đặc điểm khuôn mặt trên búp bê
Đây là cách hay giúp bé nhận diện các đặc điểm trên khuôn mặt. Ví dụ, sau khi trỏ tay vào miệng búp bê, đừng quên làm điều tương tự trên khuôn mặt trẻ, sau đó trỏ vào miệng của bạn và nhắc lại tên của bộ phận để bé có thể ghi nhớ sâu. Cứ kiên nhẫn dạy trẻ dần dần, bé có thể ghi nhớ các bộ phận trong cơ thể theo cách này.
Để trẻ đặt đồ vào hộp đựng và lấy chúng ra
Giai đoạn 1 tuổi là thời gian tuyệt vời cho sự phát triển các kỹ năng phối hợp tay và mắt, vì thế, đảm bảo em bé có thể tiếp cận những món đồ an toàn và đưa, rồi lấy chúng ra khỏi hộp đựng. Hành động tương tự với những món đồ bé có thể xếp chồng.
Trò chuyện với trẻ mọi lúc có thể
Mọi hoạt động đều là cơ hội cho bạn giao tiếp với con, bao gồm tắm, đi bộ và nhiều hơn thế nữa. Nói chuyện càng nhiều, trẻ sẽ càng dễ hiểu những điều bạn đang nói. Vì thế, hãy cố gắng phản hồi mọi cuộc trò chuyện của bé.
Biến những câu hỏi thành trò chơi
Nếu trẻ đang ngắm tranh, hãy đặt câu hỏi cho chúng, chẳng hạn như con chim ở đâu trong bức tranh này? Trẻ có thể chỉ vị trí cho bạn. Những phần thưởng tích cực sẽ cho trẻ biết rằng việc trẻ làm là đúng.
Dạy trẻ học đếm qua các hoạt động hàng ngày
Ở trẻ 2 tuổi, bạn có thể giúp bé học nhiều thứ hơn khi ở nhà thay vì đợi tới khi bé đi mẫu giáo hoặc đi học. Đơn giản nhất là đếm số. Hãy luôn khuyến khích trẻ học đếm cùng bạn qua những đồ vật trong nhà hoặc hoạt động thường ngày nếu có thể.
Đặt câu hỏi về những câu chuyện bạn đã kể cho bé
Giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ tốt hơn bằng cách đặt câu hỏi nhắc lại chi tiết câu chuyện mà bạn vừa đọc. Thảo luận về nó với trẻ sẽ khiến bé hứng thú tìm hiểu hơn về thế giới xung quanh.
Trên đây là những mẹo dạy học cho bé, phù hợp với những người mới làm cha mẹ. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.