Mẹo dạy trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ

Bạn nên dạy trẻ về cách sống có trách nhiệm ngay từ lúc 3 tuổi. Điều này giúp chúng phát triển ý thức trách nhiệm sớm và được trang bị tốt hơn khi được giao nhiệm vụ lúc đi học, thậm chí cả khi tham gia hoạt động cộng đồng.

Dưới đây là những mẹo đơn giản để hướng dẫn trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.

Để trẻ tự dọn đồ của chúng

Dạy con sống trách nhiệm

Khi trẻ vô tình làm đổ sữa ra sàn, đây là cơ hội cho cha mẹ dạy trẻ sống có trách nhiệm. Nhắc trẻ điều đó không sao cả miễn là chúng có thể tự mình dọn sạch sàn dính sữa đó. Hãy đưa cho trẻ một tờ khăn giấy hoặc khăn lau, rồi dạy chúng cách làm sạch nó thay vì tức giận.

Trở thành hình mẫu của người sống có trách nhiệm

Trở thành hình mẫu của người sống có trách nhiệm

Trẻ luôn quan sát mọi việc cha mẹ làm và thường bắt chước theo. Nếu thấy cả hai đều làm việc có ích, trẻ sẽ học theo, rồi dần hình thành thói quen khó bỏ. Vì thế, cha mẹ hãy trở thành tấm gương sống có trách nhiệm và tích cực để con yêu noi theo nhé!

Giao cho trẻ nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi

Giao cho trẻ nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi

Trẻ mới biết đi có thể bắt đầu học cách cất đồ chơi sau khi sử dụng. Trẻ 5 tuổi có thể tự dọn giường ngủ của chúng. Khi học tiểu học, trẻ cần nắm vững cách làm những công việc nhà, như quét nhà, dọn bàn…

Đừng giao quá nhiều việc cho trẻ cùng lúc

Đừng giao quá nhiều việc cho trẻ cùng lúc

Giao quá nhiều việc cho trẻ cùng lúc có thể khiến trẻ bị quá tải. Đảm bảo cho chúng có đủ thời gian để hoàn thành công việc và không bị quá áp lực. Ví dụ, bạn có thể chia nhỏ những nhiệm vụ hàng ngày, như dọn bàn ăn & rửa bát. Bạn có thể giao cho trẻ nhiều việc hơn khi chúng đã làm quen dần với các công việc đã thực hiện.

Cho trẻ biết ai cũng có thể mắc lỗi

Cho trẻ biết ai cũng có thể mắc lỗi

Chuyên gia tâm lý Kate Roberts cho biết rất nhiều trẻ 3 tuổi chưa biết rằng mọi người đều có thể mắc lỗi. Hãy đợi cho tới khi bạn và trẻ đều đã bình tĩnh trước khi thảo luận về sai lầm của chúng. Ngoài ra, đừng vội đưa ra hình phạt hay chỉ trích nếu bạn chưa nghe bé kể xong câu chuyện.

Chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ của con

Chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ của con

Vui vẻ chấp nhận trợ giúp khi trẻ đưa ra lời đề nghị, ngay cả khi bạn tự làm việc đó sẽ nhanh hơn. Điều này khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được đóng góp và giúp đỡ mọi người. Đây cũng là cơ hội tốt để gắn kết tình cảm với trẻ.

Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của trẻ

Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của trẻ

Việc bày tỏ lòng biết ơn với con khi chúng làm việc tốt là cần thiết. Ngay cả khi chúng thất bại trong việc hoàn thành công việc được giao, bạn vẫn nên công nhận nỗ lực và cổ vũ để trẻ có động lực làm tốt hơn ở lần sau.

Trên đây là những mẹo đơn giản giúp các bậc phụ huynh rèn ý thức trách nhiệm cho con từ nhỏ. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.

Thứ Ba, 19/09/2023 14:26
53 👨 270
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • MOD
    MOD

    Bài viết hay tuyệt

    Thích Phản hồi 20/09/23
    • Nguyễn Thị Loan
      Nguyễn Thị Loan

      cảm ơn bạn :D

      Thích Phản hồi 17:24 25/09
❖ Nuôi dạy con