7 cụm từ NÊN nói và 7 cụm từ KHÔNG NÊN nói

Bạn có nhận ra những từ ngữ mà bạn sử dụng trong giao tiếp hàng ngày có khả năng làm ảnh hưởng tới tâm trạng và cuộc sống của mình hay không?

Bạn có ý thức được kiểu ngôn ngữ mà mình đang sử dụng? Không phải chỉ trong lời nói mà còn cả trong suy nghĩ nữa?

Ngôn ngữ là một công cụ có sức mạnh đáng ngạc nhiên trong việc điều chỉnh tâm trạng của chúng ta và thậm chí cả những người xung quanh chúng ta nữa. Nó thực sự có thể tạo nên sự khác biệt giữa một ngày vui vẻ và một ngày đầy căng thẳng mệt mỏi. Hãy cùng xem qua một số ví dụ giải thích cho điều này dưới đây nhé!

7 cụm từ NÊN nói và 7 cụm từ KHÔNG NÊN nói

Giống như mọi vấn đề khác, bước đầu tiên là NHẬN THỨC, hầu hết mọi người phải tự ý thức được về ngôn ngữ bản thân đang sử dụng. Đa phần chúng ta ít khi để ý mình đang nói gì với những người khác. Vì vậy, hãy bắt đầu từ việc chú ý nhiều hơn tới những tiếng nói vang lên trong đầu hay phát ra từ miệng của bạn. Bạn có thực sự hiểu chính xác những điều mà mình đang nói không, hay đó chỉ đơn thuần là cách diễn đạt từ đó?

Tôi - tác giả bài viết đã dành thời gian tìm hiểu về lĩnh vực ngôn ngữ học (quantum linguistic) và nhận thấy có một số cụm từ chúng ta thường xuyên sử dụng mà không biết chúng có tác động tồi tệ như thế nào. Bạn có biết khi suy nghĩ tiêu cực, chúng sẽ tích tụ theo thời gian và cụ thể hóa thành những hành động tiêu cực và tiếp theo hiện thực hóa thành những tình huống hay vấn đề trong cuộc sống hay không? Nếu như bạn có thể hóa giải được những suy nghĩ buồn bã này ngay từ đầu, có thể bạn sẽ bảo vệ bản thân khỏi rất nhiều đau đớn trong tương lai.

7 cụm từ KHÔNG NÊN nói

Dưới đây là 7 cụm từ bạn KHÔNG NÊN NÓI, cùng với 7 cụm từ NÊN bắt đầu sử dụng ngay từ bây giờ. Mời các bạn cùng tham khảo!

7 cụm từ KHÔNG NÊN nói

1. “Tôi không thể...”

"Không thể" là một cụm từ tạo nên bức tường ngăn cách giữa bạn và mục tiêu, khiến cho bạn gần như thất bại khi còn chưa kịp bắt đầu. Có một người trước đây từng nói với tôi rằng chẳng có điều gì là "không thể" cả. Tốt nhất, hãy xem xét sự việc một cách kỹ càng và cho bản thân cơ hội chạm tay tới thành công bằng cách tránh xa những từ này.

2. “Tôi sẽ thử...”

Đã bao giờ bạn "thử" đứng lên chưa? Hãy thử đứng lên ngay bây giờ xem nào. Bạn đã đứng lên chưa? Chưa đâu, bởi vì bạn không thể "thử" làm bất cứ điều gì được. Khi nói "Tôi sẽ thử" có nghĩa là chúng ta chưa sẵn sàng để đưa ra lời cam kết. Giống như nhân vật Yoda trong bộ phim Star Wars từng nói: "Chỉ có thể làm hay không làm, chứ không có thử".

“Tôi sẽ thử...”

3. “Tôi ước rằng tôi không phải...”

Đây là một kiểu than vãn điển hình thường thấy. Chẳng ai thích thú với việc nghe người khác rên rỉ cả. Hơn nữa, làm như vậy cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Nếu bạn không thích điều gì, hãy làm điều gì đó để thay đổi hoàn cảnh của mình. Còn nếu không, bạn cũng nên đối mặt với nó bằng một nụ cười thật tươi.

4. “Đáng lẽ ra tôi phải…”

Bản thân từ "đáng nhẽ" đã mang tính tiêu cực. Nó thể hiện sự thua cuộc và sẽ không dẫn tới điều gì tích cực trong cuộc sống. Đây là một dạng phê bình và tốt hơn hết bạn nên loại bỏ cụm từ này ra khỏi lời nói thường ngày của mình. Thay vì tự dày vò bản thân bởi những điều "đáng lẽ phải làm", hãy tập trung vào những vấn đề mà bạn có thể thay đổi được.

5. “Tôi cần…”

Đã bao nhiêu lần bạn tự kêu ca rằng bản thân mình "cần" cái gì đó? Ngược lại, bạn có thực sự cần nó thường xuyên đến mức độ như vậy hay không? Từ "cần" diễn tả sự phụ thuộc một cách không lành mạnh.

Lần tiếp theo nếu thấy mình tự nhủ như vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ xem liệu rằng bạn có thực sự cần nó hay không? Nếu câu trả lời là không thì hãy mặc kệ nó, cố gắng giảm thiểu những tác động tiêu cực đến bản thân.

“Tôi cần…”

6. Chào hỏi bằng những câu kiểu như "không tệ" hoặc "thế này là tốt lắm rồi"

Những câu chào hỏi kiểu này chúng ta thường xuyên gặp trong đời sống hàng ngày. Nhiều người lạm dụng chúng mà thậm chí không hề nghĩ xem mình đang nói gì. Trả lời như vậy là thể hiện thái độ tiêu cực. Thay vào đó, tại sao bạn không nói điều gì đó tích cực hơn hoặc chí ít cũng tỏ ra trung thực? (Chẳng có gì tệ bằng việc bạn cứ khen "tốt" trong khi bản thân bạn lại không nghĩ thế).

7. “Không bao giờ”

Cụm từ "không bao giờ" sẽ ngay lập tức tạo ra một giới hạn trong cuộc sống của bạn và khi nói ra điều đó, hiếm khi sự việc mà bạn đề cập đến lại thực sự xảy ra. Điều này ngăn cản bạn tìm ra giải pháp và tạo ra những hạn mức không cần thiết. Hãy xác định ngay từ bây giờ rằng bạn sẽ không nói từ "không bao giờ" nữa.

Xem thêm: 11 điểm khác biệt giữa người bạn chân thành và người bạn giả tạo mà bạn nên biết

7 cụm từ NÊN nói

1. “Vâng” hoặc "có"

Doanh nhân thành công Richard Branson từng tâm sự rằng việc quyết định nói "vâng" hoặc "" thường xuyên hơn là một trong những bí quyết thành công của ông.

Vì vậy, lần tới nếu thấy mình chuẩn bị nói "không", hãy cố chuyển thành "" nhé. Hãy để tâm trí mình được mở mang trong thế giới những khả năng mà bạn chưa bao giờ biết đến và chứng kiến cuộc sống của mình trở nên thú vị như thế nào.

7 cụm từ bạn NÊN nói

2. “Tôi thật may mắn/biết ơn...”

Nhiều người đã chứng minh rằng thái độ biết ơn có thể xoa dịu cảm giác chán nản và buồn bã. Trước khi đi ngủ, hãy nghĩ về 3 điều trong ngày khiến bạn cảm thấy biết ơn cuộc sống hoặc cảm thấy bản thân mình thật may mắn. Hành động này giúp bạn chìm sâu vào giấc ngủ bằng những suy nghĩ tiêu cực chứ không trằn trọc vì lo lắng hay sợ hãi.

3. “Tôi sẽ”

Cách tốt nhất để thay thế cụm từ "Tôi sẽ thử" là nói "Tôi sẽ làm". Hãy nghĩ xem trong bao nhiêu năng lượng đã được tạo ra khi bạn nói như vậy, so với khi bạn nói cụm từ "Tôi sẽ thử". Chỉ cần nói thôi cũng đã cho thấy bạn thực sự cam kết một điều gì đó và mục tiêu của bạn bỗng nhiên trở nên khả thi hơn rất nhiều rồi phải không? Đừng lo lắng quá nhiều về việc bạn có thực sự đạt được mục tiêu đó hay không, đơn giản là điều này giúp bạn chuẩn bị cho thành công chứ không phải thất bại.

4. “Nếu như...?”

Bạn cũng có thể dùng cụm từ này để thay thế cho cụm từ "không bao giờ" hoặc "không thể nào". Làm như vậy bạn không tự giới hạn bản thân, mà còn mở đường cho các khả năng có thể xảy ra. Điều này thúc đẩy bạn tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Lần tới nếu bạn rơi vào một tình huống bế tắc, hãy tự hỏi bản thân "Nếu như...?" và bạn sẽ thấy giải pháp tự nhiên được bật ra như thế nào.

“Nếu như...?”

5. Chào hỏi tích cực bằng những câu như "Tôi ổn"

Thay vì nói "không tệ" hay "thế này là tốt lắm rồi" khi ai đó hỏi thăm về bạn, hãy nói đơn giản rằng "Tôi ổn, cảm ơn bạn nhé". Nếu bạn cảm thấy không khỏe hay không vui, hãy thành thật nhưng nói một cách tích cực "Hôm nay mình không được tốt lắm nhưng ngày mai sẽ ổn thôi".

6. Dùng những chỉ dẫn tích cực như "Nhớ là..."

Nếu ai đó nói với bạn "Đừng nghĩ đến con voi màu hồng" thì bạn có nghĩ đến nó ngay lập tức không? Như vậy là chúng ta thực ra đang nghĩ về thứ mà chúng ta muốn tránh nghĩ đến nhất. Bởi vậy, việc sử dụng những câu chỉ dẫn như kiểu "Đừng quên thanh toán hóa đơn hôm nay nhé" thực ra lại vô cùng nguy hiểm, bởi tất cả những gì não bộ của chúng ta ghi lại là "Quên thanh toán hóa đơn". Ngược lại, nếu chỉ dẫn trên được nói ra theo cách tích cực hơn, kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu bạn muốn ghi nhớ điều gì, hãy đơn giản tự nhủ về điều đó, chứ đừng tự nhủ về điều mà bạn không muốn nhớ.

7. "Thế này còn tốt chán"

Lần tới nếu gặp phải một tình huống khó khăn, hãy thử nhìn lại vấn đề theo hướng so sánh nó với những tình huống tệ hơn xem sao. Bạn sẽ thấy đây là một cách rất hay để khiến vấn đề bạn gặp phải trở nên đơn giản hơn. Khi đặt sự việc vào một hoàn cảnh nào đó, chúng ta có thể quan sát một cách toàn diện và sẽ thấy mọi chuyện không tệ như ta vẫn tưởng.

Xem thêm: Khi trở nên giàu có, bạn có sắm cho mình 14 món đồ có giá "trên trời" này không?

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 08/08/2017 16:20
3,33 👨 5.163
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống