Lý do nên loại bỏ ngay hai từ "Nhưng" và "Tôi phải" ra khỏi cuộc sống của bạn

"Ngừng mơ mộng, hãy hành động. Phải có trách nhiệm với cuộc đời của mình!". Đây là phương châm cơ bản của cuốn sách "Thói quen thành công - The Achievement Habit" của Giáo sư trường Đại học Stanford – Bernard Roth. Theo quan điểm của giáo sư Bernard Roth, mỗi chúng ta đều có thể đạt được mục tiêu đã đề khi loại bỏ được hai từ đơn giản như "Nhưng" và "Tôi phải" ra khỏi cuộc sống.

Trên trang Bright Side muốn chia sẻ chiến lược cải thiện cuộc sống với mọi người. Dưới đây là lời khuyên của giáo sư Bernard Roth về cách sử dụng từ ngữ trong cuộc sống hằng ngày, bên cạnh đó ông cũng đưa ra từ ngữ nên thay thế cho hai từ đó. Hãy thử, bạn sẽ thấy sự thay đổi của bản thân vượt xa những gì tưởng tượng.

Cần phải học cách từ bỏ một số ngôn từ ra khỏi cuộc sống của bạn

1. Thay thế từ "nhưng" bằng từ "và"

Hãy xem thử sự khác biệt khi nói: "Mình muốn đi xem phim và mình có quá nhiều việc phải làm" với khi nói "Mình muốn đi xem phim nhưng mình có quá nhiều việc phải làm" là gì nhé.

Giáo sư Roth cho biết, khi dùng từ "nhưng" bạn đã tạo ra sự mâu thuẫn, xung đột giữa các hành động mà trên thực tế chúng không hề mâu thuẫn gì cả. Tuy nhiên, khi dùng từ "" thì ngược lại, nó làm cho não bạn ý thức được các hành động đều được ưu tiên như nhau.

Về mặt ngôn ngữ học, những câu như thế được gọi là câu ghép có quan hệ đối lập và đẳng lập giữa các mệnh đề ngang hàng với nhau. Trong trường hợp đầu tiên, liên từ "nhưng", "mặc dù", "tuy nhiên" được sử dụng để diễn tả sự đối lập, làm cho hai vế của câu mâu thuẫn với nhau. Còn liên từ "" lại có vai trò tích cực hơn, nó làm cho hai vế câu bình đẳng với nhau.

Bây giờ nhiệm vụ của bạn là hãy thay đổi thói quen sử dụng từ ngữ hàng ngày. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn rèn luyện được thói quen nói "Mình muốn mua một số đồ dùng mới và mình cần sửa chữa một số thứ trước đã" thay vì nói "Mình muốn mua một số đồ dùng mới nhưng mình phải sửa chữa một số thứ trước đã".

Cần phải học cách từ bỏ một số ngôn từ ra khỏi cuộc sống của bạn

2. Thay thế cụm từ "Tôi phải" thành "Tôi muốn"

Giáo sư Roth nhấn mạnh tầm quan trọng bài tập này trong quyển sách của mình. Ông cho rằng: "Bài tập này rất hiệu quả, giúp cho mỗi người nhận ra bản thân họ nên làm gì với cuộc đời của mình – thậm chí làm những việc mà họ cảm thấy không thoải mái - thực tế là những gì mà họ đã chọn".

Chỉ một sự thay đổi nhỏ có thể làm thay đổi cả cuộc đời của bạn. Nếu mỗi sáng thức dậy bạn nghĩ đến việc đi làm thật buồn tẻ và chán ngắt thì cuộc đời của bạn sẽ trở thành một mớ hỗn độn. Tuy nhiên thực tế, việc thay đổi điều này lại dễ hơn những gì bạn nghĩ. Vì vậy, mỗi buổi sáng hãy tập trung vào điều mà bạn cảm thấy thực sự hứng thú trong công việc.

Ví dụ, bạn có thể nghĩ đến cảm giác nhẹ nhõm khi hoàn thành một dự án khó hoặc nghĩ về khoảnh khắc ngồi uống trà và trò chuyện cùng với đồng nghiệp; hay cũng có thể tưởng tượng niềm hạnh phúc khi kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi về bên gia đình. Điều này có thể hơi khó tin nhưng với chiến thuật đơn giản này sẽ làm bạn tràn đầy năng lượng hoạt động cho cả ngày.

Thay vì ngồi một chỗ đợi ngày dài kết thúc, hãy nghĩ về những việc bạn muốn đóng góp cho công ty, nghĩ về việc thăng tiến trong sự nghiệp, cách thể hiện bản thân như thế nào để gây ấn tượng. Nếu không hài lòng với công việc, cũng như cuộc sống hiện tại của bản thân nhưng lại không muốn thay đổi nó thì khi ấy bạn chỉ có thể đổ lỗi cho chính bản thân mình mà thôi.

Bạn có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa câu "Mình phải về thăm bố mẹ" với "Mình muốn về thăm bố mẹ" đúng không? Sẽ tốt hơn khi bạn nói "Tôi muốn" dù đang nói về bất cứ điều gì.

Để thực hiện chiến lược này không hề dễ dàng NHƯNG nó cần thiết nếu bạn PHẢI thành công. Tuy nhiên, nó sẽ dễ dàng cần thiết nếu bạn thực sự MUỐN thành công. Giờ bạn đã thấy được sự khác biệt khi thay đổi cách dùng từ ngữ hàng ngày rồi chứ?

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 07/01/2019 11:53
51 👨 5.393
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống