Cách khắc phục lỗi ổ cứng ngoài không hiển thị trên Mac
Hầu hết chúng ta đều sử dụng ổ cứng ngoài và USB. Bạn có thể sử dụng iCloud hoặc mua MacBook có dung lượng lưu trữ lớn hơn để giảm sự phụ thuộc vào các ổ đĩa ngoài, nhưng chúng vẫn là rất cần thiết.
Thật bực bội khi ổ cứng ngoài không hiển thị (hoặc hoạt động không chính xác) trên máy Mac. May mắn thay, có một danh sách dài các cách sửa những lỗi này và hy vọng chúng sẽ nhanh chóng khắc phục vấn đề này.
Trong một số trường hợp, bạn không thể khôi phục ổ đĩa của mình. Tham khảo thêm bài viết: 7 chiến lược sao lưu dữ liệu để biết cách phòng tránh trường hợp tương tự.
Sửa lỗi ổ cứng ngoài không hiển thị trên Mac
Những ổ đĩa Read-only và NTFS
Nếu ổ cứng ngoài hiển thị nhưng bạn không thể ghi dữ liệu vào, thì có khả năng một hệ thống file Mac mà máy tính không thể ghi vào đã được sử dụng. Nhiều ổ đĩa ngoài Windows được định dạng thành NTFS theo mặc định và macOS không bao gồm driver NTFS. Để ghi vào những ổ đĩa này thì cần cài đặt driver có hỗ trợ cho hệ thống file đó.
Tham khảo bài viết: Cách khắc phục Read-only của ổ cứng ngoài trên máy Mac để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, các tùy chọn trả phí như Paragon NTFS ($20/460.000VND cho mỗi máy Mac) hoặc TuxeraNTFS ($31/719.000VND cho tất cả các máy tính gia đình) sẽ nhanh chóng khôi phục quyền truy cập vào ổ đĩa NTFS.
Cách khắc phục lỗi ổ cứng ngoài không hiển thị trên Mac
1. Kết nối ổ đĩa và kiểm tra /Volumes/
Tất cả các ổ đĩa được kết nối sẽ hiển thị trong thư mục /Volumes/. Khởi chạy Finder và trong thanh menu, nhấp vào Go > Go to Folder. Sau đó nhập /Volumes/ và nhấn Enter. Người dùng sẽ được đưa đến thư mục hiển thị tất cả các image ổ đĩa và ổ cứng được gắn.
Nếu tìm thấy ổ đĩa ngoài ở đây, hãy thử truy cập nó. Nếu thấy ổ đĩa của mình xuất hiện trên desktop, hãy khởi chạy Finder và trong thanh menu, hãy vào phần Finder > Preferences > General. Kiểm tra các hộp để xác định ổ đĩa nào hiển thị trên desktop.
2. Kiểm tra Disk Utility
Truy cập Applications > Utilities > Disk Utility (hoặc tìm kiếm trên Spotlight). Tiện ích hệ thống này liệt kê tất cả các ổ đĩa được kết nối, liệt kê các phân vùng được mount hoặc unmount bên dưới. Nếu ổ đĩa hiển thị nhưng phân vùng không được mount (hiển thị màu xám), hãy thử nhấp chuột phải vào phân vùng và chọn Mount.
Nếu ổ đĩa vẫn không thể truy cập được, có thể muốn thử chọn ổ đĩa hoặc phân vùng bị ảnh hưởng, sau đó nhấp vào First Aid. Disk Utility sẽ kiểm tra ổ đĩa xem có vấn đề gì không và nếu có nó sẽ đưa ra tùy chọn Repair Disk. Nếu ổ đĩa không thể ghi hoặc không được hỗ trợ bởi macOS, First Aid không thể làm bất cứ điều gì.
Nếu ổ đĩa xuất hiện trong Disk Utility nhưng không thể mount bất kỳ phân vùng nào, người dùng vẫn có thể khôi phục dữ liệu từ ổ đĩa đó. Có rất nhiều công cụ phục hồi dữ liệu hữu ích cho Mac. Bạn có thể dùng Time Machine hoặc Easeus Data Recovery Wizard.
Nếu bạn không quan tâm đến dữ liệu và chỉ muốn sử dụng lại ổ đĩa, hãy sử dụng công cụ Erase trong Disk Utility để tạo phân vùng mới.
3. Xây dựng lại cơ sở dữ liệu Launch Services
Một số người dùng báo cáo đã thành công trong khắc phục tình trạng các ổ đĩa bị không hiển thị trước đó bằng cách xây dựng lại cơ sở dữ liệu Launch Services trên macOS. Apple mô tả đây là API cho phép một ứng dụng đang chạy mở các ứng dụng khác hoặc các file tài liệu của chúng theo cách tương tự như Finder hoặc Dock.
Bạn có thể xây dựng lại cơ sở dữ liệu này bằng cách tải xuống và cài đặt ứng dụng bảo trì miễn phí OnyX. Khởi chạy nó và nhập mật khẩu admin để OnyX có thể hoạt động. Ứng dụng có thể yêu cầu xác minh cấu trúc desktop. Nhấp vào Continue và chờ nếu yêu cầu này xuất hiện. OnyX sẽ không phản hồi cho đến khi quá trình hoàn tất.
Khi OnyX hoạt động trở lại, hãy nhấp vào tab Maintenance, sau đó đến Rebuilding. Đảm bảo rằng LaunchServices được chọn (có thể bỏ chọn các phần còn lại) sau đó nhấp vào Run Tasks ở dưới cùng của cửa sổ. Trong khi quá trình này diễn ra, Finder có thể không phản hồi.
Khi quá trình hoàn tất, hãy khởi động lại máy Mac. Hãy thử kết nối lại ổ đĩa sau khi máy tính khởi động xong.
4. Dây cáp và cổng USB
Cổng và dây cáp là các kết nối vật lý, nên chúng dễ bị mòn và có thể bị hỏng hoàn toàn. Nếu ổ cứng ngoài không hiển thị, hãy thử sử dụng cổng USB khác để xem điều đó có khắc phục được tình trạng này không. Nếu ổ đĩa xuất hiện, có nghĩa là cổng USB ban đầu có vấn đề (có thể khắc phục điều này trong phần 7 bên dưới).
Nhưng nếu việc thay đổi cổng USB không có tác dụng, hãy chú ý đến dây cáp. Nếu không sử dụng ổ đĩa trong một thời gian dài, hãy kiểm tra xem đã có loại cáp phù hợp chưa. Một số ổ đĩa cũ yêu cầu đầu nối USB riêng biệt. Thậm chí các ổ đĩa cũ hơn cũng yêu cầu các adapter DC chuyên dụng.
Bạn cũng có thể thử đổi dây cáp khác xem có tác dụng gì không. Nếu đang dùng ổ đĩa flash USB, hãy kiểm tra đầu nối xem có dấu hiệu hư hỏng nào không.
5. Thử với máy tính khác
Có thể xác nhận xem ổ đĩa bị lỗi hay không bằng cách thử kết nối nó với máy tính khác. Lý tưởng nhất là thử bằng một máy Mac khác, còn không thì dùng PC Windows cũng được. Sau khi thử trên cả máy Mac và PC Windows, nếu ổ đĩa chỉ không hiển thị trên Mac thì khả năng là ổ đĩa không tương thích với máy Mac.
Mặc dù hiếm khi xảy ra với phần cứng hiện đại, nhưng cũng có trường hợp một số thiết bị USB cần cài đặt driver trước khi chúng hoạt động trên một số hệ điều hành nhất định. Điều này đặc biệt đúng đối với nhiều ổ USB “bảo mật”, sử dụng một số loại mã hóa phần mềm để ngăn chặn những truy cập không mong muốn.
Một giải pháp tiềm năng là tìm kiếm trên Google với thương hiệu và model cụ thể. Các nhà sản xuất có thể đã bao gồm các driver Mac để người dùng tải xuống.
6. Cập nhật macOS
Đó là lời khuyên cơ bản, nhưng đôi khi lại rất hữu ích trong trường hợp ổ cứng ngoài không hiển thị. Nếu có những cập nhật mới, hãy áp dụng chúng và thử kết nối lại ổ cứng ngoài. Đặc biệt, có một số bản cập nhật firmware liên quan cụ thể đến các thiết bị ngoại vi và thiết bị kết nối qua USB. Hãy khởi chạy ứng dụng Mac App Store và đi đến tab Updates.
Việc sao lưu máy Mac với Time Machine trước khi cài đặt các bản cập nhật lớn hoặc nâng cấp macOS lên phiên bản chính tiếp theo luôn được khuyến khích.
7. Reset lại SMC và PRAM
Nếu các dấu hiệu chỉ ra máy Mac là nguồn gốc của sự cố (hoặc bạn hoàn toàn không biết nguyên nhân tại sao), hãy thử reset lại SMC (System Management Controller) và PRAM (Parameter Random Access Memory).
Đối với các sự cố liên quan đến thiết bị USB, việc reset lại SMC sẽ mang đến cơ hội khắc phục vấn đề tốt nhất. Nếu điều đó không giúp ích gì, hãy thử reset lại PRAM vì nó không thể thực sự gây ra cho máy bất kỳ vấn đề dài hạn nào.
8. Chạy Mac Diagnostics để phát hiện các sự cố phần cứng
Bạn có thể thực hiện các bài kiểm tra phần cứng thân thiện với người tiêu dùng của Apple tại nhà, nhưng chúng có thể không “tiết lộ” nhiều thông tin lắm. Nếu thực sự muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này thì cần sử dụng Apple Service Diagnostic cho máy của mình.
Apple Service Diagnostic là bộ công cụ chẩn đoán được sử dụng để tìm lỗi bởi các kỹ thuật viên. Việc bắt đầu với các image ổ đĩa có liên quan thường không quá phức tạp, sau đó người dùng có thể tạo ổ Apple Service Diagnostic có khả năng khởi động cho mục đích thử nghiệm.
Công cụ này sẽ không sửa lỗi, nhưng nó xác nhận những nghi ngờ của bạn có chính xác không. Nếu gặp vấn đề với một cổng USB cụ thể, có thể xem xét việc mua một thiết bị hub để tận dụng tối đa kết nối còn lại của mình. Đây cũng có thể là thời điểm thích hợp để suy nghĩ về việc nâng cấp lên một máy khác, vì sự cố này có thể là dấu hiệu của những vấn đề lớn hơn.
Hãy nhớ ngắt kết nối ổ đĩa một cách an toàn
Không phải ai cũng ngắt kết nối ổ đĩa của mình một cách an toàn, đặc biệt là các USB nhỏ được sử dụng chủ yếu để truyền dữ liệu. Tuy nhiên, các ổ cứng ngoài với dung lượng lớn hơn, lưu trữ nhiều dữ liệu quý giá xứng đáng để người dùng dành chút thời gian kiên nhẫn. Người dùng có thể lấy ổ đĩa ra theo nhiều cách:
- Nhấp chuột phải vào nó và chọn Eject.
- Sử dụng biểu tượng Eject bên dưới phần Devices của thanh bên Finder.
- Nhấp và kéo ổ đĩa từ desktop hoặc Finder vào Trash trong Dock.
- Sử dụng một ứng dụng thanh menu miễn phí như Ejector (link tải: http://www.jeb.com.fr/en/ejector.shtml).
Chúc bạn sớm khắc phục được vấn đề!
Bạn nên đọc
-
Cách reset SMC trên Mac
-
Cách truy cập ổ USB trên máy Mac
-
7 thiết bị chạy chip Apple M1 tốt nhất
-
Ổ cứng Samsung Portable SSD T7 Touch: Siêu mạnh mẽ, siêu nhỏ gọn
-
Cách sửa lỗi "Error Code 8076" trên macOS
-
Cách tìm số kiểu máy (model number) cho MacBook
-
Cách cài hình nền ảo gọi video trên máy Mac
-
3 cách kết nối MacBook với TV
-
Cách điều khiển máy Mac thông qua cử chỉ đầu và khuôn mặt
Cũ vẫn chất
-
Những câu nói hay về mùa thu, lời chào mùa thu hay và ý nghĩa
Hôm qua -
30 lời chúc sinh nhật chồng yêu ý nghĩa và ngọt ngào
Hôm qua 1 -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
Đấu Trường Chân Lý Mobile (TFT Mobile)
-
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua