WiFi hotspot di động 4G của TP-Link có thể không nổi tiếng như các WiFi hotspot di động Huawei trên toàn thế giới, nhưng là một trong những đối thủ quan trọng của thị phần WiFi router di động, WiFi hotspot di động TP-Link 4G phổ biến ở một số quốc gia hoặc khu vực.
TP-Link M7650 là đại diện cho WiFi router 4G bỏ túi cao cấp của TP-Link. Và TP-Link cũng đã trình làng sản phẩm 4G LTE Advanced Mobile WiFi M7450 mới vào khoảng cuối năm 2017. Vậy đâu là sự khác biệt giữa TP-Link M7650 và M7450? Nên mua cái nào trong 2 router WiFi di động TP-Link này? Cùng Quantrimang so sánh router TP-Link M7650 và M7450 để tìm câu trả lời nhé!
Hình thức
TP-Link M7650 và M7450 có bề ngoài rất giống nhau. Ở mặt trước, có một màn hình nhỏ 1,4 inch. Nút nguồn và nút Home được đặt ở hai bên màn hình. Tương tự, cả hai đều có logo mới của TP-Link. Không có đầu nối cho ăng-ten ngoài, điều này không tốt cho người dùng, vì các Huawei Mobile WiFi và Netgear Mobile WiFi hotspot tương tự đều có hai đầu nối cho ăng-ten ngoài cho cấu hình tiêu chuẩn.
Có thể mở nắp sau của TP-Link M7450 và M7650 để lắp thẻ SIM và thẻ Micro SD. Chúng có các tính năng gần như giống nhau về pin. Nếu không nhìn thấy số model trong nhãn, bạn khó có thể xác định thiết bị là M7450 hay M7650.
Thông số kỹ thuật và tính năng của TP-Link M7450 so với M7650
Nhìn từ bề ngoài, bạn có thể thấy TP-Link M7650 và M7450 có ngoại hình rất giống nhau. Thông thường, M7650 cao cấp được nâng cấp từ M7450 nên nó đi theo thiết kế của M7450 và chỉ nâng cấp phần bên trong. Bây giờ, hãy so sánh thông số kỹ thuật TP-Link M7650 và thông số kỹ thuật M7450 để biết thêm chi tiết:
Model | TP-Link M7650 | TP-Link M7450 |
Loại sản phẩm | LTE Mobile Hotspot | LTE Mobile Hotspot |
Loại | LTE Cat.11 | LTE Cat.6 |
Chipset | Qualcomm MDM9240 | Qualcomm |
Tốc độ dữ liệu | DL 600Mbps/UL 50Mbps | DL 300Mbps/UL 50Mbps |
Các dải tần 4G LTE được hỗ trợ | B1, B3, B7, B8, B20, B38, B40, B41 | B1, B3, B7, B8, B20, B38, B40, B41 |
WLAN | 802.11a/b/g/n/ac, băng tần kép 2.4GHz & 5GHz | 802.11a/b/g/n/ac, băng tần kép 2.4GHz & 5GHz |
Số người dùng hỗ trợ tối đa | 32 người dùng | 32 người dùng |
MIMO | 2 x 2 MIMO | 2 x 2 MIMO |
Đầu nối cho ăng-ten ngoài | Không | Không |
Quản lý ứng dụng | tpMiFi APP | tpMiFi APP |
Loại SIM | Micro SIM | Micro SIM |
Pin | Có thể tháo rời, 3000 mAh | Có thể tháo rời, 3000 mAh |
Kích thước | 112.5 x 66.5 x 16mm | 112.5 x 66.5 x 16mm |
Cổng Ethernet | Không | Không |
Tải Firmware | Firmware TP-link M7650 | Firmware TP-link M7450 |
Driver | Driver TP-link M7650 | Driver TP-link M7450 |
Giá tham khảo | 1.350.000 đồng | 1.400.000 đồng |
Hiệu suất của TP-Link M7650 và M7450
Router di động TP-Link M7450 có khả năng kết nối với tốc độ 300Mbps khi download và 50Mbps khi upload qua 4G. Nó cũng có thể kết nối qua 3G và 2G nếu cần.
M7450 có pin 3.000mAh mà TP-Link tuyên bố là đủ cho thời lượng sử dụng lên đến 15 giờ. Nó có WiFi băng tần kép có thể lựa chọn, kênh 2.4 GHz có tốc độ 300Mbps trong khi kênh 5GHz có thể đạt 867Mbps với tối đa 32 thiết bị WiFi.
M7450 cũng được trang bị khe cắm thẻ nhớ micro SD cho dung lượng lưu trữ tùy chọn lên đến 32GB, dễ dàng chia sẻ ảnh, nhạc, video, v.v… không dây qua mạng.
Mặc dù bạn có thể sử dụng thiết bị với mức thiết lập tối thiểu, ngoài việc lắp sim vào và bật nó, bạn cũng có thể kết nối với thiết bị thông qua ứng dụng tpMiFi. Điều này cho phép bạn dễ dàng truy cập và quản lý M7450 từ các thiết bị iOS/Android được kết nối của mình, điều này sẽ cho phép bạn thiết lập giới hạn dữ liệu, kiểm soát thiết bị nào có thể truy cập WiFi và gửi tin nhắn.
Các thông số kỹ thuật của M7650 là một cải tiến lớn so với M7450 trước đó. Nó có thể hỗ trợ LTE 4G+ và WiFi được cải tiến lên thành WiFi không dây băng tần kép AC1200. Điều này có nghĩa là tốc độ WiFi bạn có thể nhận được trên M7650 sẽ nhanh hơn tại vị trí có vùng phủ sóng Internet 4G+.
Kích thước nhỏ gọn và khá nhẹ nhưng M7650 hơi dày hơn một chiếc điện thoại thông minh bình thường. Có màn hình OLED nhỏ với 2 nút để cấu hình một số tùy chọn và xem trạng thái. Bạn sẽ cần sử dụng ứng dụng tpMiFi để cài đặt thêm.
Pin 3000mAh có thể tháo rời và thay thế. Mặc dù có thể tháo rời nhưng MiFi sẽ không hoạt động nếu không có pin được lắp vào.
Khe cắm SIM và thẻ nhớ MicroSD được ẩn dưới pin. TP-Link M7650 đang sử dụng khe cắm micro SIM và TP-Link bao gồm adapter card nano SIM trong gói sản phẩm. Việc sạc được thực hiện bằng cổng microUSB.
Màn hình nhỏ thực sự có thể hiển thị liệu bạn có kết nối với mạng 4G+ hay không. Nó cũng có thể hiển thị tốc độ mạng hiện tại của MiFi.
Tốc độ 4G thực sự tốt trên M7650 (tốc độ tải xuống 4G+ là hơn 50Mbps). Tốc độ LTE thậm chí có thể tốt hơn nếu sử dụng router này ở nơi có tín hiệu 4G+ ổn hơn. Mặc dù là một thiết bị nhỏ gọn, nhưng phạm vi phủ sóng WiFi là khá tốt cho một căn hộ nhỏ nếu bạn sử dụng băng tần 2.4Ghz.
Kết luận
Từ bảng thông số kỹ thuật, có thể thấy TP-Link M7650 và M7450 có các đặc điểm ngoại hình gần như giống nhau, điểm khác biệt duy nhất giữa hai router WiFi 4G này là tốc độ tải xuống LTE được hỗ trợ do chipset Qualcomm khác nhau.
TP-Link 4G LTE Advanced Mobile WiFi M7650 hỗ trợ tốc độ tải xuống tối đa lên đến 600Mbps trên LTE Category 11, trong khi TP-Link M7450 chỉ hỗ trợ tốc độ tải xuống bằng một nửa, 300Mbps. Các tính năng khác của TP-Link M7650 và M7450 hoàn toàn giống nhau. Nếu cần đưa ra lựa chọn, M7650 có thể tốt hơn nhưng giá TP-Link M7650 cao. M7450 có vẻ tốt khi xét về mức giá và cung cấp tốc độ đủ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày.