Những giao thức mạng phổ biến hiện nay
Có nhiều giao thức mạng trong khi thiết lập kết nối trên Internet. Dựa theo loại kết nối cần thiết lập, các giao thức được sử dụng cũng rất đa dạng. Những giao thức mạng này xác định đặc điểm của kết nối. Hãy cùng tìm hiểu xem các giao thức đó là gì qua bài viết sau đây!
Tìm hiểu về các giao thức mạng chính
- Giao thức mạng là gì?
- Những giao thức mạng phổ biến hiện nay
- Internet Protocol Suite
- Protocol Stack
- Transmission Control Protocol (TCP)
- Internet Protocol (IP)
- Hypertext Transfer Protocol (HTTP)
- File Transfer Protocol (FTP)
- Secured Shell (SSH)
- Telnet
- Simple Mail Transfer Protocol (SMTP)
- Domain Name System (DNS)
- Post Office Protocol phiên bản 3 (POP 3)
- Internet Message Access Protocol (IMAP)
- Simple Network Management Protocol (SNMP)
- Hypertext Transfer Protocol over SSL/TLS (HTTPS)
Giao thức mạng là gì?
Nói một cách đơn giản, giao thức là một bộ quy tắc. Giao thức mạng là một tập hợp các quy tắc mà mạng phải tuân theo. Giao thức mạng là những tiêu chuẩn và chính sách chính thức được tạo thành từ các quy tắc, quy trình và định dạng xác định giao tiếp giữa hai hoặc nhiều thiết bị qua mạng. Các giao thức mạng thực hiện những hành động, chính sách và giải quyết vấn đề từ đầu đến cuối, để quá trình giao tiếp mạng hoặc dữ liệu diễn ra kịp thời, được bảo mật và quản lý. Giao thức mạng xác định các quy tắc và quy ước giao tiếp.
Giao thức mạng kết hợp tất cả những yêu cầu tiến trình và có những ràng buộc khi các máy tính, router, máy chủ và các thiết bị hỗ trợ mạng khác bắt đầu thực hiện giao tiếp. Các giao thức mạng phải được xác nhận và cài đặt bởi người gửi và người nhận để đảm bảo quá trình giao tiếp dữ liệu/mạng diễn ra suôn sẻ. Giao thức mạng cũng áp dụng các node phần mềm và phần cứng giao tiếp trên mạng. Có một số loại giao thức mạng như sau.
Những giao thức mạng phổ biến hiện nay
Internet Protocol Suite
Internet Protocol Suite (bộ giao thức liên mạng) là tập hợp các giao thức thực thi protocol stack (chồng giao thức) mà Internet chạy trên đó. Internet Protocol Suite đôi khi được gọi là bộ giao thức TCP/IP. TCP và IP là những giao thức quan trọng trong Internet Protocol Suite - Transmission Control Protocol (TCP) và Internet Protocol (IP). Internet Protocol Suite tương tự như mô hình OSI, nhưng có một số khác biệt. Ngoài ra không phải tất cả các lớp (layer) đều tương ứng tốt.
Protocol Stack
Protocol Stack là tập hợp đầy đủ các lớp giao thức, hoạt động cùng nhau để cung cấp khả năng kết nối mạng.
Transmission Control Protocol (TCP)
Transmission Control Protocol (TCP) là giao thức cốt lõi của Internet Protocol Suite. Transmission Control Protocol bắt nguồn từ việc thực thi mạng, bổ sung cho Internet Protocol. Do đó, Internet Protocol Suite thường được gọi là TCP/IP. TCP cung cấp một phương thức phân phối đáng tin cậy một luồng octet (khối dữ liệu có kích thước 8 bit) qua mạng IP. Đặc điểm chính của TCP là khả năng đưa ra lệnh và kiểm tra lỗi. Tất cả các ứng dụng Internet lớn như World Wide Web, email và truyền file đều dựa vào TCP.
Internet Protocol (IP)
Internet Protocol là giao thức chính trong Internet protocol suite để chuyển tiếp dữ liệu qua mạng. Chức năng định tuyến của Internet Protocol về cơ bản giúp thiết lập Internet. Trước đây, giao thức này là datagram service không kết nối trong Transmission Control Program (TCP) ban đầu. Do đó, Internet protocol suite còn được gọi là TCP/IP.
Hypertext Transfer Protocol (HTTP)
HTTP là nền tảng giao tiếp dữ liệu cho World Wide Web. Siêu văn bản (hypertext) là văn bản có cấu trúc sử dụng các siêu liên kết giữa các node chứa văn bản. HTTP là giao thức ứng dụng cho hệ thống thông tin hypermedia (siêu phương tiện) phân tán và kết hợp.
Cổng mặc định của HTTP là 80 và 443. Hai cổng này đều được bảo mật.
File Transfer Protocol (FTP)
FTP là giao thức phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích truyền file trên Internet và trong các mạng riêng.
Cổng mặc định của FTP là 20/21.
Secured Shell (SSH)
SSH là phương thức chính được sử dụng để quản lý các thiết bị mạng một cách an toàn ở cấp lệnh. SSH thường được sử dụng như sự thay thế cho Telnet, vì giao thức này không hỗ trợ các kết nối an toàn.
Cổng mặc định của SSH là 22.
Telnet
Telnet là phương thức chính được sử dụng để quản lý các thiết bị mạng ở cấp lệnh. Không giống như SSH, Telnet không cung cấp kết nối an toàn, mà chỉ cung cấp kết nối không bảo mật cơ bản.
Cổng mặc định của Telnet là 23.
Simple Mail Transfer Protocol (SMTP)
SMTP được sử dụng với hai chức năng chính: Chuyển email từ mail server nguồn đến mail server đích và chuyển email từ người dùng cuối sang hệ thống mail.
Cổng mặc định của SMTP là 25 và cổng SMTP được bảo mật (SMTPS) là 465 (Không phải tiêu chuẩn).
Domain Name System (DNS)
Domain Name System (DNS) được sử dụng để chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP. Hệ thống phân cấp DNS bao gồm máy chủ gốc, TLD và máy chủ có thẩm quyền.
Cổng mặc định của DNS là 53.
Post Office Protocol phiên bản 3 (POP 3)
Post Office Protocol phiên bản 3 là một trong hai giao thức chính được sử dụng để lấy mail từ Internet. POP 3 rất đơn giản vì giao thức này cho phép client lấy nội dung hoàn chỉnh từ hộp thư của server và xóa nội dung khỏi server đó.
Cổng mặc định của POP3 là 110 và cổng được bảo mật là 995.
Internet Message Access Protocol (IMAP)
IMAP phiên bản 3 là một giao thức chính khác được sử dụng để lấy thư từ máy chủ. IMAP không xóa nội dung khỏi hộp thư của máy chủ.
Cổng mặc định của IMAP là 143 và cổng được bảo mật là 993.
Simple Network Management Protocol (SNMP)
Simple Network Management Protocol được sử dụng để quản lý mạng. SNMP có khả năng giám sát, cấu hình và điều khiển các thiết bị mạng. SNMP trap cũng có thể được cấu hình trên các thiết bị mạng, để thông báo cho máy chủ trung tâm khi xảy ra hành động cụ thể.
Cổng mặc định của SNMP là 161/162.
Hypertext Transfer Protocol over SSL/TLS (HTTPS)
HTTPS được sử dụng với HTTP để cung cấp các dịch vụ tương tự, nhưng với kết nối bảo mật được cung cấp bởi SSL hoặc TLS.
Cổng mặc định của HTTPS là 443.
Bạn nên đọc
-
Cách xem địa chỉ IP trên máy tính, xem địa chỉ IP Win 10
-
Làm thế nào để chia sẻ dữ liệu giữa 2 máy tính qua mạng LAN?
-
Cách sửa lỗi không hiện ID trên Ultraviewer
-
PPTP (Point-to-Point Tunneling Protocol) là gì?
-
Cách thay đổi loại NAT trên Windows 11/10
-
Cổng TCP 21 và cách nó hoạt động với FTP
-
Check IP website, kiểm tra IP của một domain bất kỳ
-
Có thể sử dụng 2 router trên cùng một mạng gia đình không?
-
Sự khác nhau giữa giao thức TCP và UDP
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn cách chơi, lên đồ Natalya mùa S1 2023
Hôm qua -
Tổng hợp cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu an toàn nhất
Hôm qua -
Cách dọn dẹp và khôi phục không gian trên ổ C Windows
Hôm qua -
15 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop
Hôm qua -
Tổng hợp câu hỏi Nhanh như chớp mùa 2
Hôm qua -
Căn bậc 2, cách tính căn bậc 2
Hôm qua -
Bitcoin là gì? Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"?
Hôm qua -
Hướng dẫn chơi Rung Cây vàng Trúng Cây vàng trên My Viettel
Hôm qua -
Cách đổi công cụ tìm kiếm trên Safari
Hôm qua -
Cách tạo brush tùy chỉnh trong Photoshop
Hôm qua