Để có thể nâng cấp lên Windows 11, máy tính của người dùng cần đáp ứng hàng loạt yêu cầu liên quan đến cấu hình phần cứng. Trong đó có một yếu tố đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, đó là TPM 2.0.
Nếu bạn chưa biết thì TPM (Trusted Platform Module) là một bộ xử lý mật mã an toàn, giúp bạn thực hiện các hành động như tạo, lưu trữ và hạn chế việc sử dụng các khóa mật mã. Một số chipset TPM còn bao gồm những cơ chế bảo mật vật lý để ngăn phần mềm độc hại không thể giả mạo các chức năng bảo mật của TPM. Thông thường, chip TPM sẽ được hàn trực tiếp vào bo mạch chủ.
Do đó, để biết PC của mình liệu có thể nâng cấp lên Windows 11 hay không, người dùng cần xác định bo mạch chủ mà mình đang sử dụng có hỗ trợ TPM 2.0.
Một số nhà sản xuất bo mạch nổi tiếng như Biostar, Gigabyte, MSI, ASRock, v.v. Đã bắt đầu công bố danh sách các dòng sản phẩm hỗ trợ khả năng tương thích với Windows 11. Dưới đây là danh sách tương tự đến từ Asus.
Danh sách các mẫu bo mạch chủ Asus tương thích Windows 11 (tính đến hết tháng 6/2021):
Nền tảng Intel | Nền tảng AMD |
|
|
Tuy nhiên, Asus cũng lưu ý người dùng rằng:
“Windows 11 chưa được phát hành chính thức và có thể có vấn đề về tính ổn định với bản build Insider Preview. Việc cài đặt hoặc nâng cấp lên Windows 11 Insider Preview hoặc bất kỳ phần mềm nào của bên thứ ba được thực hiện theo quyết định và rủi ro của riêng người dùng. Bạn sẽ tự chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào đối với hệ thống của mình, hoặc mất mát dữ liệu do hoạt động này gây ra. ASUS sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất và thiệt hại nào liên quan đến việc sử dụng Windows 11 của người dùng ở thời điểm hiện tại”.
Do đó, Quản Trị Mạng cũng xin nhắc bạn đọc hãy thận trọng trước khi quyết định nâng cấp hệ thống của mình lên Windows 11 lúc này. Đồng thời, hãy đảm bảo thực hiện sao lưu dữ liệu và các cài đặt quan trọng khác trước khi tiến hành cập nhật.