Bạn đã thành công với dự án Raspberry Pi mới nhất của mình. Có lẽ bạn đang sử dụng nó để tạo ảnh, nhạc hoặc thậm chí là video, đúng không? Dù với mục đích gì, vào một thời điểm nào đó, bạn sẽ muốn có một cách dễ dàng để lấy dữ liệu ra khỏi thẻ SD của Pi, và đưa nó vào ổ cứng của PC.
Điều này có thể phức tạp.
Hầu như không có hỗ trợ từ các dịch vụ đám mây. Bạn chỉ có thể thực hiện điều này thông qua các phương tiện di động, email và các thủ thuật mạng cục bộ. Nếu bạn đã từng phải sao chép dữ liệu vào hoặc từ Raspberry Pi và gặp sự cố, 5 phương pháp trong bài này sẽ có thể hữu ích cho bạn trong tương lai.
5 cách sao chép dữ liệu từ Raspberry Pi sang PC
1. Gửi dữ liệu qua email
Đây có lẽ là lựa chọn hiển nhiên nhất và chắc chắn là điều đầu tiên bạn nên thử. Bằng cách truy cập ứng dụng email mặc định của Raspberry Pi (Claws Mail như ở phiên bản PIXEL dành cho desktop của Raspbian Jessie), khá đơn giản để thiết lập tài khoản email của bạn, thêm file đính kèm và gửi dữ liệu.
Bạn có thể truy cập Gmail thông qua trình duyệt web Chromium cũng được. Cả hai tùy chọn này đều tốt cả.
Cách gửi email tùy thuộc vào lựa chọn của bạn. Nếu bạn đang sử dụng Gmail, bạn sẽ có thể lưu thư dưới dạng bản nháp. Sau đó, khi bạn đăng nhập vào Gmail trên máy tính chính của mình, tài liệu bạn cần sẽ ở đó. Còn không, nếu bạn đang sử dụng ứng dụng email, chỉ cần gửi email tới địa chỉ của chính bạn, hoặc tài khoản email thứ hai mà bạn có quyền truy cập.
Nếu bạn không có tài khoản email thứ hai nhưng có tài khoản Facebook thì bạn hãy gửi vào email Facebook. Cách này cũng khá nhanh chóng và thuận tiện.
2. Truy cập lưu trữ đám mây trong trình duyệt
Một tùy chọn hiệu quả nhưng hơi chậm khác là truy cập một trong các tài khoản đám mây của bạn và đồng bộ hóa dữ liệu theo cách này. Rất tiếc, không có dịch vụ đám mây nổi tiếng nào cung cấp ứng dụng cho Raspberry Pi, do đó, tốt nhất bạn nên upload file của mình lên qua trình duyệt Chromium.
Nhưng bạn nên sử dụng dịch vụ nào?
Dropbox và OneBox đều có sẵn thông qua trình duyệt nhưng rất chậm. Trong khi đó, OneDrive và Google Drive hầu như không được sử dụng. Bạn nên dùng dịch vụ nào bạn thấy hữu ích nhất.
3. Sử dụng ổ USB
Một lựa chọn hợp lý khác là sử dụng ổ USB. Đơn giản chỉ cần chèn một ổ đĩa được định dạng vào một khe cắm USB dự phòng trong Raspberry Pi của bạn, và chờ cho nó xuất hiện trong trình quản lý file Raspbian. Nếu bạn đang sử dụng Pi cũ hoặc Raspberry Pi Zero và thiếu cổng USB, thì đã đến lúc sử dụng một hub USB. Dù một cổng USB chuẩn sẽ ổn cho thiết bị flash USB, nhưng lưu ý rằng một hub được cấp nguồn sẽ cần cho các thiết bị lấy điện từ Pi.
Với ổ USB đã được lắp, nó sẽ tự động mount. Nếu không, bạn sẽ cần phải mount nó theo cách thủ công. Bắt đầu bằng cách tìm ID duy nhất của nó:
ls -l /dev/disk/by-uuid/
Thông thường, bạn sẽ tìm thấy một mục có tên là sda1 (hoặc có thể với tên khác), vì vậy hãy lưu ý tên của mục này trước khi tiếp tục.
Tiếp theo, hãy tạo một điểm mount. Đây thực chất là một thư mục sẽ hiển thị nội dung của ổ đĩa.
sudo mkdir /media/usb
(Bạn không cần phải gọi nó là "usb" nhưng điều đó sẽ giúp ích đấy.)
Tiếp theo, hãy đảm bảo bạn có quyền sở hữu thư mục đó. Nếu không, bạn sẽ không thể xem nội dung trong thư mục!
sudo chown -R pi:pi /media/usb
Sau đó, bạn có thể mount ổ đĩa với:
sudo mount /dev/sda1 /media/usb -o uid=pi,gid=pi
Sau khi hoàn tất, bạn có thể dễ dàng sao chép các file vào ổ USB và sau khi đã tháo USB ra một cách an toàn, hãy sao chép chúng vào máy tính chính của bạn. Để ngắt kết nối sử dụng theo cách thủ công, hãy nhập lệnh sau:
sudo umount /media/usb
4. Gửi và nhận dữ liệu với SCP
Cách này sẽ hơi phức tạp một chút, nhưng ý tưởng chung là bạn có thể sử dụng dòng lệnh, để gửi và nhận dữ liệu giữa Raspberry Pi và PC của bạn.
Một lệnh gọi là scp (Secure Copy Protocol) sẽ giúp thực hiện điều này. Để sử dụng nó, trước tiên bạn sẽ cần thiết lập kết nối SSH tới Raspberry Pi của bạn. Điều này hoạt động tốt nhất với Linux, vì người dùng Windows sẽ cần phải cài đặt một máy khách SSH để làm cho nó hoạt động. Khi đã kết nối, trong Linux, hãy nhập:
scp pi@192.168.0.15:file.txt
Điều này sử dụng lệnh scp, xác định thiết bị và tên người dùng mặc định, sau đó chỉ định tên của file. Tài liệu file.txt sẽ được chuyển từ Pi sang thư mục Home trên máy tính của bạn.
Để sao chép file.txt sang Pi của bạn, hãy sử dụng:
scp file.txt pi@192.168.0.15:
(Dấu : cuối cùng là rất quan trọng!)
Như đã nói ở trên, thư mục Home được chọn làm đích đến. Để thay đổi điều này, hãy chỉ định một thư mục khác, chẳng hạn như:
scp file.txt pi@192.168.0.15:subdirectory/
Phương pháp này tương tự như lệnh ADB push, được sử dụng để gửi dữ liệu đến hoặc từ thiết bị Android, khi flash hoặc root một ROM mới.
5. SFTP - Lựa chọn tốt nhất
Nếu bạn có một máy khách FTP tốt, có hỗ trợ cho SFTP an toàn, thì đây có lẽ là tùy chọn tốt nhất để lấy dữ liệu từ Raspberry Pi của bạn. Đối với điều này, dự án FileZilla mã nguồn mở linh hoạt là một điểm tốt để bắt đầu. Bạn có thể tải xuống một bản sao từ filezilla-project.org.
SFTP là viết tắt của SSH File Transfer Protocol. Miễn là SSH được kích hoạt trên Raspberry Pi của bạn (thường thông qua màn hình raspi-config), bạn có thể sử dụng SFTP để đẩy và kéo các file trong GUI.
Với FileZilla đang chạy, hãy mở File > Site Manager và nhấp vào New Site. Từ đây, nhập địa chỉ IP của Raspberry Pi vào ô Host (hoặc chỉ raspberrypi.local nếu bạn có các dịch vụ Bonjour đang chạy).
Tiếp tục điền vào biểu mẫu, chọn SFTP - SSH File Transfer Protocol cho phần Protocol và Normal cho phần Login Type. Nhập tên người dùng và mật khẩu Raspbian hiện tại cho phần User và Password (theo mặc định là pi và raspberry). Bạn có thể bấm vào Rename để đặt tên mô tả cho kết nối. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn sử dụng FileZilla thường xuyên.
Miễn là Pi đã được khởi động, bạn có thể bấm Connect để bắt đầu kết nối. Trong FileZilla, thiết bị cục bộ (PC của bạn) được biểu thị ở bên trái và máy tính từ xa (Raspberry Pi) của bạn ở bên phải. Bạn sẽ cần duyệt qua các thư mục ở cả hai bên để tìm file nguồn và đích. Khi bạn đã thực hiện việc này, bạn có thể sao chép file từ Raspberry Pi bằng cách kéo chúng vào ngăn bên trái, hoặc nhấp chuột phải và chọn Download. Để sao chép file vào Pi, chỉ cần di chuyển chúng từ trái sang phải.
Mặc dù hơi khó cài đặt, nhưng có lẽ SFTP là giải pháp tốt nhất để truyền file đến hoặc từ Raspberry Pi của bạn.
Bạn có thấy việc chuyển dữ liệu giữa PC của bạn và Raspberry Pi phiền hà không? Bạn đã thử bất kỳ phương pháp nào trong số này chưa, hay bạn có một mẹo của riêng mình? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm: