Cách khắc phục sự cố màn hình nhấp nháy trên Windows 10

Sự cố màn hình nhấp nháy có thể là một vấn đề gây khó chịu khi đang làm việc trên máy tính Windows. Có một số lý do khiến màn hình nhấp nháy như ứng dụng không tương thích, driver màn hình cũ, cập nhật Windows và nhiễu từ. Dưới đây là cách khắc phục sự cố màn hình máy tính Windows 10 bị nhấp nháy.

Kiểm tra Task Manager

Để giải quyết vấn đề màn hình nhấp nháy, trước tiên bạn cần xác định driver có vấn đề hay ứng dụng không tương thích gây nên sự cố.

Để kiểm tra, mở Task Manager bằng cách nhấn Ctrl+Shift+Esc, click chuột phải vào thành Taskbar và chọn Task Manager hoặc gõ task manager trong hộp tìm kiếm trên thanh tác vụ.

Mở Task Manager

Khi Task Manager mở ra, quan sát màn hình xem phần nào đang nhấp nháy. Nếu Task Manager nhấp nháy, vấn đề nằm ở driver màn hình. Nếu tất cả đều nhấp nháy, nhưng cửa sổ Task Manager thì không, thì vấn đề là do ứng dụng không tương thích.

Sửa ứng dụng không tương thích

Nếu xác định vấn đề là do ứng dụng không tương thích, kiểm tra xem bạn có đang chạy Norton Antivirus, iCloud hoặc IDT Audio không. Những ứng dụng này có thể gây ra hiện tượng màn hình nhấp nháy trong Windows 10. Nếu không sử dụng những ứng dụng này, hãy xem xét các ứng dụng mới cài gần đây.

Một loại phần mềm khác có thể ảnh hưởng đến màn hình là phần mềm desktop như chương trình hình nền live. Nếu có, hãy vô hiệu hóa hoặc gỡ cài đặt nó.

Nếu nghi ngờ ứng dụng nào đó, hãy thử cập nhật nó lên phiên bản mới nhất. Nếu vẫn không hoạt động, bạn cần gỡ cài đặt ứng dụng.

Cập nhật driver màn hình

Khi nâng cấp từ phiên bản Windows khác lên Windows 10, driver đồ họa không được tải và cập nhật tự động. Một số ứng dụng bên thứ ba có thể giúp tìm và sử dụng driver tốt nhất cho hệ thống như Driver Talent, Driver Booster và Driver Genius.

Bạn có thể cập nhật driver sử dụng cài đặt Windows.

Bước 1. Mở Device Manager bằng cách gõ devmgmt.msc trong hộp tìm kiếm thanh tác vụ.

Bước 2. Click vào mũi tên bên cạnh Display adapters để mở rộng menu.

Bước 3. Click chuột phải vào adapter màn hình của bạn.

Bước 4. Chọn Update Driver.

Chọn Update Driver

Bước 5. Chọn Search Automatically để tìm phần mềm driver cập nhật.

Bước 6. Nếu Windows tìm được một phiên bản mới hơn của driver màn hình, nó sẽ tự động tải và cài đặt.

Thay đổi tốc độ làm mới màn hình

Bước 1. Click chuột phải vào một chỗ trống trên màn hình nền và chọn Display settings.

Bước 2. Cuộn xuống dưới cùng và click vào Advanced display settings.

Click vào Advanced display settings

Bước 3. Trong cài đặt liên quan, click vào Display adapter properties.

Click vào Display adapter properties

Bước 4. Click vào tab Monitor và chọn tốc độ làm mới màn hình cao hơn, sau đó click vào nút OK. Nếu có, hãy thử 80Hz trước.

Chọn tốc độ làm mới màn hình cao hơn

Tạo profile người dùng mới

Đôi khi tạo một profile người dùng mới trên máy tính có thể giải quyết được vấn đề. Để tạo profile mới, thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1. Nhấn Win+I để mở Settings.

Bước 2. Truy cập Accounts.

Bước 3. Click vào Family & other people bên trái cửa sổ.

Click vào Family & other people

Bước 4. Chọn Add someone else to this PC và làm theo hướng dẫn.

Vô hiệu hóa Problem Reports and Solution Control Panel Support và Windows Error Reporting Service

Problem Reports and Solution Control Panel Support Windows Error Reporting Service là hai Windows service đôi khi can thiệp vào Windows và gây ra sự cố màn hình nhấp nháy. Vì vậy, bạn có thể vô hiệu hóa chúng và xem liệu cách đó có mang lại kết quả hay không.

Thực hiện như sau:

1. Trên bàn phím, nhấn phím Win + R cùng một lúc. Sau đó gõ services.msc và nhấn Enter.

2. Cuộn xuống Problem Reports and Solution Control Panel Support, nhấp chuột phải vào nó và chọn Stop.

Vô hiệu hóa service Problem Reports and Solution Control Panel Support
Vô hiệu hóa service Problem Reports and Solution Control Panel Support

3. Cuộn xuống Windows Error Reporting Service, nhấp chuột phải vào nó và chọn Stop.

Vô hiệu hóa service Windows Error Reporting Service
Vô hiệu hóa service Windows Error Reporting Service

4. Kiểm tra xem sự cố màn hình nhấp nháy đã được giải quyết chưa.

Khắc phục sự cố màn hình nhấp nháy với card đồ họa NVIDIA

Nếu bạn sử dụng card đồ họa NVIDIA, ngoài các phương pháp trên bạn có thể đã thử, bạn cũng có thể thiết lập bảng điều khiển NIVIDIA để ngăn màn hình nhấp nháy khi chơi game.

1. Nhấp chuột phải vào màn hình và chọn NVIDIA Control Panel để vào cửa sổ cài đặt bảng điều khiển NVIDIA.

2. Trong Display, chọn Adjust desktop size and position.

3. Ở phía bên phải, cuộn dọc xuống để tìm và chọn tùy chọn Overide the scale mode set by games and programs.

Chọn tùy chọn Overide the scale mode set by games and programs
Chọn tùy chọn Overide the scale mode set by games and programs

Có người dùng đã báo cáo rằng, sau khi chọn tùy chọn này thì không cần phải điều chỉnh độ phân giải màn hình mỗi khi chơi game.

Khắc phục sự cố nhấp nháy màn hình với card đồ họa AMD

Nếu bạn sử dụng card đồ họa AMD, ngoài các cách trên, bạn nên tắt cài đặt FreeSync. Một số người dùng AMD đã báo cáo rằng công nghệ AMD Radeon FreeSync gây ra hiện tượng nhấp nháy màn hình khi họ đang chơi game.

1. Nhấp chuột phải vào màn hình và chọn AMD Radeon Settings.

2. Trong cài đặt AMD Radeon, chọn Display, sau đó tắt tùy chọn AMD FreeSync.

Tắt tùy chọn AMD FreeSync
Tắt tùy chọn AMD FreeSync

Sau khi bạn tắt công nghệ AMD FreeSync, màn hình sẽ ngừng nhấp nháy.

Khắc phục sự cố màn hình trình duyệt nhấp nháy, có màu đen

Ngoài nhấp nháy trên desktop và trong game, màn hình cũng nhấp nháy khi ở trên trình duyệt web, đặc biệt là khi bạn đang phát video trực tuyến. Trong một số điều kiện, điều tồi tệ hơn là nội dung trang chuyển sang màu đen hoàn toàn hoặc trống trong vài giây, sau đó quay trở lại. Vì vậy, nếu trình duyệt Google Chrome của bạn gặp sự cố nhấp nháy màn hình, bạn có thể thử tắt tính năng tăng tốc phần cứng trong cài đặt trình duyệt.

1. Trong menu Google Chrome, tìm Settings > Advanced > System.

2. Tắt tùy chọn Use hardware acceleration when available.

Tắt tùy chọn Use hardware acceleration when available
Tắt tùy chọn Use hardware acceleration when available

3. Sau đó, load lại trình duyệt hoặc khởi động lại máy tính. Sau đó, màn hình sẽ trở lại bình thường khi duyệt trực tuyến.

Nếu bạn sử dụng Firefox, Microsoft Edge hoặc trình duyệt khác, bạn cũng có thể thử tắt tùy chọn tăng tốc phần cứng.

Các giải pháp khác

Từ trường cũng có thể làm màn hình nhấp nháy. Hãy di chuyển laptop đến nơi khác, xa các thiết bị điện tử và kiểm tra xem màn hình có nhấp nháy không.

Nếu có, đó có thể do màn hình bị lỗi. Kiểm tra bằng cách kết nối máy tính xách tay với màn hình khác. Nếu khi kết nối với màn hình khác mà không có hiện tượng nhấp nháy, bạn cần thay màn hình hoặc laptop.

Hy vọng những giải pháp trên có thể giúp bạn khắc phục được vấn đề nhấp nháy màn hình.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thứ Tư, 26/06/2024 08:28
4,218 👨 131.929
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 10