Server là một phần mềm hoặc thiết bị phần cứng chấp nhận và phản hồi các yêu cầu được thực hiện qua mạng. Thiết bị thực hiện yêu cầu và nhận phản hồi từ máy chủ được gọi là client. Trên Internet, thuật ngữ "server" thường dùng để chỉ hệ thống máy tính nhận yêu cầu file web và gửi các file đó đến client.
Server được dùng để làm gì?
Server quản lý tài nguyên mạng. Ví dụ, người dùng có thể thiết lập một server để kiểm soát quyền truy cập vào mạng, gửi/nhận email, quản lý lệnh in hoặc host một trang web. Một số server cam kết thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, thường được gọi là server chuyên dụng. Tuy nhiên, nhiều server ngày nay là máy chủ chia sẻ đảm nhận trách nhiệm về email, DNS, FTP, và thậm chí nhiều trang web, trong trường hợp là một web server.
Tại sao server luôn bật?
Bởi vì chúng thường được sử dụng để cung cấp những service được yêu cầu liên tục, hầu hết các server không bao giờ được tắt. Do đó, khi server bị lỗi, chúng có thể gây ra nhiều rắc rối cho người dùng mạng và công ty. Để giảm bớt những vấn đề này, các server thường được thiết lập để có khả năng chịu lỗi.
Ví dụ về server
Danh sách sau đây nêu tên các loại server khác nhau.
- Application server
- Blade server
- Cloud server
- Database server
- Dedicated server (Máy chủ chuyên dụng)
- Domain name service
- File server
- Mail server
- Print server
- Proxy server
- Standalone server (server đơn)
- Web server
Làm cách nào để các máy tính khác kết nối với server?
Với mạng cục bộ, server kết nối với router hoặc switch mà tất cả các máy tính khác trong mạng sử dụng. Sau khi được kết nối với mạng, các máy tính khác có thể truy cập vào server đó và những tính năng của nó. Ví dụ, với web server, người dùng có thể kết nối với server để xem trang web, tìm kiếm và giao tiếp với những người dùng khác trên mạng.
Internet server hoạt động theo cách tương tự như máy chủ mạng cục bộ, nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều. Server được InterNIC hoặc web host gán địa chỉ IP.
Thông thường, người dùng kết nối với một server bằng tên miền của nó, được đăng ký với một công ty đăng ký tên miền. Khi người dùng kết nối với tên miền (chẳng hạn như "quantrimang.com"), tên này được trình phân giải DNS tự động dịch sang địa chỉ IP của server.
Tên miền giúp người dùng kết nối với server dễ dàng hơn vì tên dễ nhớ hơn địa chỉ IP. Ngoài ra, tên miền cho phép nhà điều hành server thay đổi địa chỉ IP của server mà không làm gián đoạn cách người dùng truy cập vào máy chủ. Tên miền luôn có thể giữ nguyên, ngay cả khi địa chỉ IP thay đổi.
Server được lưu trữ ở đâu?
Trong môi trường kinh doanh hoặc công ty, server và các thiết bị mạng khác thường được cất giữ trong tủ hoặc nhà kính. Những khu vực này giúp cách ly máy tính và thiết bị nhạy cảm với những người không nên tiếp cận chúng.
Máy chủ từ xa hoặc không được host tại chỗ được đặt trong trung tâm dữ liệu. Với những loại server này, phần cứng được quản lý bởi một công ty khác và được bạn hoặc công ty của bạn cấu hình từ xa.
Có thể dùng máy tính làm server không?
Câu trả lời là có. Bất kỳ máy tính nào, ngay cả máy tính để bàn tại nhà hoặc laptop, đều có thể hoạt động như một server với phần mềm phù hợp. Ví dụ, bạn có thể cài đặt chương trình FTP server trên máy tính của mình để chia sẻ file với những người dùng khác trên mạng.
Mặc dù có thể để máy tính tại nhà hoạt động như một server, nhưng hãy ghi nhớ những điều sau.
- Máy tính và phần mềm server liên quan phải luôn chạy để có thể truy cập được.
- Khi máy tính được sử dụng làm server, tài nguyên của nó (ví dụ như khả năng xử lý và băng thông) sẽ bị lấy từ nguồn có sẵn để làm những việc khác.
- Kết nối máy tính với mạng và Internet có thể khiến máy tính hứng chịu các kiểu tấn công mới.
- Nếu dịch vụ bạn đang cung cấp được sử dụng quá nhiều, một máy tính điển hình có thể không có các tài nguyên cần thiết để xử lý tất cả các yêu cầu.
Xem thêm: