Virtual Private Server (VPS) là gì?

VPS là gì?

VPS là viết tắt của Virtual Private Server - máy chủ riêng ảo, một máy chủ được ảo hóa. VPS tạo cho người dùng cảm giác giống như một máy chủ chuyên dụng/riêng, mặc dù nó được cài đặt và chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Một máy chủ riêng ảo còn được gọi là Virtual Dedicated Server (VDS) - máy chủ chuyên dụng ảo.

Khái niệm máy chủ riêng ảo có thể được giải thích dễ hiểu hơn, bằng cách coi nó như một máy ảo phục vụ cho nhu cầu cá nhân của người dùng, giống như máy tính vật lý riêng biệt dành riêng cho một người dùng cụ thể. Máy chủ chuyên dụng ảo cung cấp chức năng và quyền riêng tư giống như một máy tính vật lý thông thường. Một số máy chủ riêng ảo có thể được cài đặt trên một máy chủ vật lý duy nhất, với mỗi máy chủ chạy hệ điều hành riêng.

Khái niệm máy chủ riêng ảo

Một máy chủ riêng ảo có thể bao gồm phần mềm máy chủ web, chương trình File Transfer Protocol, chương trình mail server và các loại phần mềm ứng dụng khác nhau để viết blog thương mại điện tử.

Vai trò của máy chủ riêng ảo

Các máy chủ riêng ảo kết nối những dịch vụ web hosting được chia sẻ và một số dịch vụ hosting chuyên dụng, bằng cách lấp đầy khoảng cách giữa chúng. Vì các máy chủ chuyên dụng ảo có thể sở hữu bản sao riêng của hệ điều hành, nên VPS có khả năng cung cấp các đặc quyền siêu người dùng trong hệ điều hành. VPS cho phép người dùng cài đặt bất kỳ loại phần mềm nào có khả năng chạy trên hệ điều hành đó.

Vai trò của máy chủ riêng ảo

Việc thiết lập và quản lý máy chủ không chỉ đắt đỏ mà còn rất khó khăn. Mua một dịch vụ lưu trữ web cho phép mọi người thuê không gian trên web server, dễ dàng để lưu trữ và làm cho website trực tuyến với cả những người không chuyên, bởi vì tất cả mọi thứ họ cần là upload file lên web. Với sự phát triển của phần mềm và công nghệ ảo hóa, một số lượng lớn các công ty đang cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ riêng ảo với chi phí hợp lý.

VPS khác gì máy chủ chia sẻ và máy chủ chuyên dụng

Bạn có thể thuê toàn bộ máy chủ chuyên dụng (dedicated server), kiểu máy chủ này thường tối ưu cho những website có lưu lượng truy cập rất cao hoặc người chủ cần phải tối ưu máy chủ theo một thiếp lập đặc biệt, cụ thể nào đó. Nếu bạn chỉ cần một không gian để lưu trữ website, bạn có thể chọn máy chủ chia sẻ (shared server), nơi bạn sẽ dùng chung máy chủ với một số người dùng khác. Lưu trữ được chia sẻ là khi bạn chia sẻ một phần máy chủ với người khác thay vì thuê toàn bộ máy chủ cho mình, giá lưu trữ chia sẻ cũng mềm hơn rất nhiều.

VPS có đặc điểm của cả máy chủ chia sẻ và máy chủ chuyên dụng. Nó là một máy chủ ảo chuyên dụng nhưng được cài đặt trên máy chủ vật lý được dùng chung với nhiều VPS khác. Công nghệ phía sau VPS tương tự như của VMware hay VirtualBox. Chúng cho phép bạn chạy nhiều hệ điều hành được ảo hóa trên một máy chủ. Ví dụ, máy tính của bạn đang cài Win 10, nhưng bạn có thể chạy cả Linux, macOS, Windows 7 trên máy mà không cần khởi động lại để boot vào.

Nếu bạn đang lăn tăn về việc có nên chọn máy chủ chuyên dụng không thì có thể nghĩ đến việc chọn VPS bởi những đặc điểm như dưới đây.

Lợi ích của VPS

Riêng tư: Bạn không phải chia sẻ hệ điều hành của mình với bất kỳ ai.

Tùy chỉnh: Với VPS bạn có phiên bản riêng của tất cả các ứng dụng máy chủ như Apache, PHP, MySQL. Nếu cần tùy chỉnh dịch vụ nào thì có thể thay đổi để máy chủ phù hợp với nhu cầu của mình.

Kiểm soát: Khi cài đặt ứng dụng trên máy chủ và chúng yêu cầu khởi động lại hệ thống, bạn có thể khởi động lại bất cứ lúc nào. Tuy về mặt kỹ thuật, bạn đàng chia sẻ máy chủ với các máy chủ VPS khác, nhưng máy chủ VPS của bạn có thể được khởi động lại mà không ảnh hưởng đến những người đang cùng chia sẻ máy chủ với bạn.

Tài nguyên chuyên dụng: Các tài nguyên trên máy chủ VPS là của riêng VPS đó. Ví dụ, bạn có sẵn lượng RAM để dùng bất cứ lúc nào mà không sợ bị ai khác dùng mất như trên máy chủ chia sẻ.

Khi nào bạn nên chuyển sang VPS?

Cách tốt nhất để đánh giá xem bạn có cần nâng cấp lên VPS hay không là xem lại trang web của bạn.
Cách tốt nhất để đánh giá xem bạn có cần nâng cấp lên VPS hay không là xem lại trang web của bạn.

Cách tốt nhất để đánh giá xem bạn có cần nâng cấp lên VPS hay không là xem lại trang web của bạn. Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc chuyển sang VPS.

1. Bạn lo lắng về bảo mật

Nếu bạn cần các tính năng bảo mật, khả năng giám sát nâng cao, nhiều không gian sao lưu hơn, độ tin cậy của trang web được cải thiện hoặc dự định thực hiện bất kỳ hình thức thanh toán trực tuyến nào, thì bạn có thể cần xem xét VPS. Với VPS, bạn có được các tài nguyên đáng tin cậy và có thể tin tưởng vào những tính năng bảo mật hàng đầu.

2. Bạn bắt đầu có lượng truy cập cao

Nếu bạn mới bắt đầu trang web của mình và không nhận được nhiều lưu lượng truy cập thì hosting chia sẻ là giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, nếu đối tượng trên trang web của bạn liên tục tăng, bạn sẽ muốn xem xét việc nâng cấp. Bạn không muốn gặp rủi ro trang web của mình chạy chậm, hoặc thậm chí tệ hơn là máy chủ gặp sự cố vì nó không thể xử lý lưu lượng truy cập. Nếu bạn dự đoán lượng khách truy cập sẽ tăng lên, hãy làm chuyển sang VPS.

3. Trang web của bạn luôn chạy chậm

Hosting chia sẻ không dành cho các trang web sử dụng số lượng lớn RAM. Khi trang web phát triển và ngày càng được thêm nhiều nội dung vào, bạn sẽ bắt đầu thấy thời gian load trang web của mình hay đổi. Ngay khi điều này xảy ra, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang đạt đến giới hạn tối đa. Nâng cấp lên VPS sẽ cho phép bạn mở rộng trang web của mình mà không phải lo lắng về thời gian load chậm.

4. Bạn có một cửa hàng trực tuyến

Thời điểm bạn định vận hành một cửa hàng trực tuyến là thời điểm bạn nên nâng cấp gói dịch vụ hosting của mình. Tại sao ư? Vì với VPS, bạn có một máy chủ ảo bảo mật và chuyên dụng, nơi bạn có nhiều khả năng vượt qua bài kiểm tra tuân thủ PCI hơn.

Nếu chấp nhận thẻ tín dụng trên trang web của mình thông qua cổng thanh toán, bạn sẽ muốn làm mọi thứ có thể để đảm bảo an toàn cho thông tin tài chính của người tiêu dùng. Vì VPS an toàn hơn hosting chia sẻ nên đây là lựa chọn tốt hơn cho các trang web thương mại điện tử.

5. Bạn cần cài đặt phần mềm tùy chỉnh

Hosting chia sẻ rất tốt cho chủ sở hữu trang web xây dựng website bằng WordPress hoặc các hệ thống quản lý nội dung (CMS) thông thường khác. Tuy nhiên, nếu bạn đến thời điểm cần cài đặt phần mềm tùy chỉnh, sử dụng cấu hình máy chủ tùy chỉnh hoặc tham gia vào bất kỳ chương trình nâng cao nào khác, thì bạn sẽ muốn có tùy chọn lưu trữ cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn.

Tương tự như vậy, một số chương trình thuế, thanh toán, kế toán tiêu chuẩn và các chương trình tích hợp khác yêu cầu máy chủ hoạt động suốt ngày đêm cũng như Internet tốc độ cao. Để chạy các ứng dụng này thành công, bạn cần có tài khoản VPS hoặc tài khoản hosting chuyên dụng.

Nếu hoạt động trên một máy chủ chia sẻ, bạn sẽ thất vọng khi biết rằng các hành động nâng cao bị cấm hoặc các ứng dụng không có sự hỗ trợ cần thiết để hoạt động bình thường. Thay vì giải quyết vấn đề tiềm ẩn này, hãy nâng cấp lên dịch vụ hosting VPS và ngay lập tức có được nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các hành động lập trình.

6. Bạn gặp lỗi máy chủ

Bạn có thường xuyên gặp phải lỗi "Service Unavailable", bất kỳ lỗi 50X nào hoặc "Internal Server Error" không? Khi bạn thấy lỗi, rất có thể khách hàng tiềm năng của bạn cũng vậy. Mặc dù bạn có thể khắc phục sự cố thời gian chết, nhưng đơn giản là không nên để lỗi máy chủ xảy ra, nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp trực tuyến. Hãy khắc phục sự cố này bằng cách nâng cấp lên VPS.

7. Bạn đang có ngân sách hạn chế

Mặc dù đúng là gói hosting chuyên dụng có thể giải quyết nhiều vấn đề trong danh sách này, nhưng điều quan trọng cần nhớ là gói chuyên dụng là một lựa chọn đắt tiền hơn nhiều. Nếu bạn cần cải thiện băng thông, tăng cường bảo mật và có thêm RAM, thì lựa chọn hợp lý nhất là chọn dịch vụ VPS hosting.

8. Bạn xây dựng trang web cho khách hàng của mình

Xây dựng trang web cho khách hàng có phải là một phần công việc của bạn không? Với VPS, bạn có thể host số lượng domain không giới hạn trong khi vẫn đảm bảo rằng bạn có đủ RAM để mỗi trang web hoạt động bình thường.

Thứ Bảy, 22/08/2020 10:42
56 👨 4.396
0 Bình luận
Sắp xếp theo