Tủ mạng là gì? Chức năng của tủ mạng đối với máy chủ

Lâu nay khi nhắc đến máy chủ (server), chúng ta thường chỉ quan tâm đến các thông số kỹ thuật, cấu hình hay hiệu suất của máy chủ đó, mà ít bàn luận đến một thành phần khác cũng không kém phần quan trọng, đó là tủ mạng.

Vậy tủ mạng là gì, chúng có vai trò thế nào đối với máy chủ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.

Các tủ mạng cỡ lớn đặt trong một trung tâm dữ liệuCác tủ mạng cỡ lớn đặt trong một trung tâm dữ liệu

Tủ mạng là gì?

Tủ mạng, hay còn gọi là tủ rack, tủ đặt máy chủ (tiếng anh: Server Rack) là một tổ hợp cấu trúc phần cứng được thiết kế để chứa các thiết bị kỹ thuật bao gồm bộ định tuyến (router), bộ chuyển mạch (switches), hub, thiết bị lưu trữ (bộ lưu điện ups), dây cáp và tất nhiên là cả máy chủ. Cũng có thể hiểu tủ mạng như một chiếc giá đỡ cho phép giữ máy chủ và nhiều thiết bị quan trọng đi kèm ở một vị trí chắc chắn, cố định, góp phần đảm bảo khả năng hoạt động ổn định. Tủ mạng thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp có sở hữu máy chủ, được đặt trong các trung tâm dữ liệu (data center) hoặc trung tâm truyền thông và là một phần không thể thiếu đối với máy chủ.

Các thiết bị được bố trí một cách gọn gàng khoa học trong tủ mạngCác thiết bị được bố trí một cách gọn gàng, khoa học trong tủ mạng

Khi các thiết bị đi kèm được bố trí một cách gọn gàng, khoa học, chúng ta hoàn toàn có thể quản lý máy chủ đang chứa trong tủ mạng từ xa qua đường mạng với KVM Switch Over IP (KMV của Aten) mà không phải trực tiếp đi đến nơi đặt máy chủ.

Lợi ích của tủ mạng

Đối với các kỹ thuật viên vận hành máy chủ trong trung tâm dữ liệu, có thể nói tủ mạng là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu. Dưới đây là một số lợi ích không thể thay thế mà tủ mạng mang lại:

Tử mạng giúp tối ưu hóa kết cấu, quản lý hệ thống dây cáp và hỗ trợ làm mát Tử mạng giúp tối ưu hóa kết cấu, quản lý hệ thống dây cáp và hỗ trợ làm mát

  • Tối ưu hóa kết cấu của một hệ thống máy chủ: Tủ mạng thường là một bộ khung chứa có cấu trúc cao ráo, rộng rãi, thoáng khí, và có thể chứa được lượng đa dạng các thiết bị khác nhau ở cùng một vị trí theo bố cục tương đối khoa học. Điều này giúp giữ cho các thiết bị phần cứng của hệ thống máy chủ được sắp xếp một cách có tổ chức, từ đó giúp tối đa hóa việc sử dụng không gian sàn. Đối với các hệ thống máy chủ quy mô lớn, hệ thống tủ mạng cũng có thể được lắp đặt cạnh nhau thành những hàng dài, đôi khi được gọi là tổ hợp máy chủ.
  • Quản lý hệ thống dây cáp tốt hơn: Một tủ mạng có chất lượng tốt sẽ được thiết kế để giúp việc quản lý hệ thống dây cáp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể thiết lập hàng trăm đường cáp điện, mạng và nhiều loại cáp khác thông qua những giá đỡ này trong khi vẫn đảm bảo được sự an toàn, gọn gàng, và có tổ chức.
  • Mang đến khả năng làm mát hiệu quả: Việc giữ cho các thiết bị mạng luôn trong trạng thái mát mẻ để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động chung thường là một thách thức lớn đối với bất cứ trung tâm dữ liệu nào, và tủ mạng là một thiết bị được thiết kế để hỗ trợ nhiệm vụ này. Thiết kế của tủ mạng sẽ được tối ưu sao cho luồng không khí có thể dễ dàng lưu thông từ trong ra ngoài và ngược lại, đồng thời cũng có thể được trang bị thêm hệ thống làm mát, chủ yếu là quạt tản nhiệt, và các thiết bị làm mát khác khi cần thiết tùy theo yêu cầu thực tế.
  • Hỗ trợ bảo mật (vật lý): Tủ mạng thường được làm bằng kim loại cứng và có khoá để hạn chế những hành vi tác động trái phép vào hệ thống thiết bị phần cứng đặt bên trong. Bên cạnh đó, việc tủ mạng khép kín có cánh cửa cũng giúp ngăn ngừa những tình huống va chạm vô tình hoặc hoặc cố ý vào nút nguồn hoặc cáp, có thể gây sự cố đáng tiếc.

Lựa chọn tủ mạng sao cho phù hợp

Có vô số loại tủ mạng khác nhau trên thị trường hiện nay, mỗi loại được thiết kế theo từng kích cỡ và loại thiết bị mạng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của nhà quản lý cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể phân loại tủ mạng dựa trên kích thước vật lý và số lượng thiết bị mà nó chứa được.

Có vô số loại tủ mạng khác nhau trên thị trường hiện nay tùy thuộc vào yêu cầu thực tếCó vô số loại tủ mạng khác nhau trên thị trường hiện nay tùy thuộc vào yêu cầu thực tế

Như đã nói, việc lựa chọn tủ mạng sẽ chủ yếu tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của người sử dụng. Thông thường tủ mạng có độ rộng chung là 600mm, thông số mà bạn cần quan tâm nhất chính là chiều cao và độ sâu của tủ.

Chiều cao của tủ mạng được tính bằng đơn vị U (1U = 4.45cm). Các kích thước để bạn lựa chọn bao gồm 42U, 36U, 27U, 20U, 15U, 10U, và độ sâu của tủ là 500, 600, 800, 1000, 1100mm. Nhìn chung, diện tích của tủ mạng sẽ tùy thuộc vào việc bạn cần đặt những thiết bị gì và với số lượng bao nhiêu vào trong chiếc tủ mạng đó.

Bảo đảm an toàn cho tủ mạng

Việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị máy móc trong trung tâm dữ liệu nói chung và đối với tủ mạng nói riêng luôn là yếu tố cần được chú trọng trong bất cứ trường hợp nào. Có một số phương pháp giúp bạn cải thiện mức độ an toàn cho tủ mạng và các thiết bị đặt trong trung tâm dữ liệu của mình như sau:

  • Chú ý nên mua các loại tủ mạng có khóa cả ở phía trước và sau các cánh cửa
  • Lắp đặt các thiết kiểm soát môi trường để chủ động nắm được tình trạng môi trường bên trong tủ
  • Các nhà quản lý trung tâm dữ liệu cần thường xuyên chú ý theo dõi cường độ dòng điện trên mỗi mạch, nhiệt độ, độ ẩm và các thay đổi khác bên trong tủ, đồng thời ghi lại cụ thể số liệu và đưa ra phương án khắc phục ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
  • Lắp đặt một số loại cảm biến trên cửa tủ, giúp nhận biết cũng như có thể cảnh báo cho các nhà quản lý khi một cánh cửa tủ bị mở hoặc không đóng khít.
  • Đặc biệt chú trọng đến công tác phòng cháy, chữa cháy trong trung tâm dữ liệu.

Chú ý mua các loại tủ mạng có khóa cả ở phía trước và sau các cánh cửaChú ý nên mua các loại tủ mạng có khóa cả ở phía trước và sau các cánh cửa

Thứ Năm, 29/08/2019 15:49
4,26 👨 1.465
0 Bình luận
Sắp xếp theo