5 thắc mắc lớn về công nghệ kết nối não bộ mà Elon Musk đang phát triển tại Neuralink, sự siêu việt hay một kịch bản đen tối?

Elon Musk luôn là vị tỷ phú nổi tiếng về sự cầu tiến và tham vọng cháy bỏng trong việc hướng tới những công nghệ không tưởng, có thể thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người trên khắp hành tinh.

Chưa hài lòng với những thành tựu vốn đã được cả thế giới “ngả mũ kính phục” tại SpaceX (hàng không vũ trụ) và Tesla (xe điện tự hành), Elon Musk đã đầu tư không ít tiền bạc và tâm huyết vào Neuralink, một dự án khởi nghiệp đầy tham vọng, với mục tiêu chính là phát triển các hệ thống giao diện máy tính có thể kết nối và tiếp nhận thông tin trực tiếp từ não bộ với băng thông cực cao, qua đó cho phép con người có thể kết nối với máy tính đồng thời điều khiển các thiết bị công nghệ chỉ bằng suy nghĩ.

Tham vọng của Elon Musk là kết nối trực tiếp não bộ với máy tínhTham vọng của Elon Musk là kết nối trực tiếp não bộ với máy tính

Sau 3 năm thành lập, hiện Neuralink đã chính thức nắm trong tay một hệ thống có thể “đọc được suy nghĩ của một chú chuột với sự trợ giúp của các điện cực siêu nhỏ, cấy vào các tế bào cũng như khớp thần kinh trong não bộ của nó, sau đó kết nối với máy tính để phân tích tín hiệu thu được”.

Trong buổi livestream vào tối thứ ba 16/07 vừa qua, đích thân Elon Musk đã một lần nữa giải thích về việc ông hy vọng Neuralink có thể giúp điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh khó chữa, duy trì và tăng cường sức mạnh trí não của con người, và cuối cùng hợp là nhất con người với trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, công ty của ông cũng đang đẩy nhanh dự án phát triển hệ thống cho phép những người bị liệt có thể kiểm soát tay, chân giả chỉ bằng suy nghĩ từ não bộ.

Neuralink sẽ bước nhảy vọt về mối quan hệ giữa con người và máy tính?Neuralink sẽ bước nhảy vọt về mối quan hệ giữa con người và máy tính?

Tuy nhiên để hiện thực hóa được tất cả những mục tiêu trên, một cuộc phẫu thuật liên quan đến vỏ não là không thể tránh khỏi. Cụ thể, Neuralink có kế hoạch khoan một lỗ có đường kính khoảng 8mm vào hộp sọ của người tham gia, sau đó cấy ghép một số thiết bị cần thiết vào vỏ não bộ. Những thiết bị này sẽ có nhiệm vụ thu thập tín hiệu của não bộ, sau đó gửi đến một hệ thống máy có kích thước siêu nhỏ, gắn sau mang tai có tên The Link để xử lý tín hiệu thông qua cơ chế giao diện thần kinh (neural interface). Mọi cuộc phẫu thuật đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định, do đó Elon Musk và các cộng sự hiện mới chỉ đang thử nghiệm dự án này trên động vật, và lên kế hoạch tìm kiếm sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để bắt đầu thử nghiệm hệ thống này trên người ngay trong năm 2020.

Neuralink nghe có vẻ như là một bước nhảy vọt thú vị về mối quan hệ giữa con người và máy tính. Tuy nhiên việc cấy ghép các thiết bị điện tử, dù là tối tân nhất vào não bộ đã làm dấy lên không ít lo ngại hoặc thậm chí gây nên ám ảnh về sự xâm phạm đến quyền riêng tư cũng như gây nguy hại cho sức khỏe con người. Sẽ thế nào nếu gần như mọi suy nghĩ của chúng ta đều được máy móc thu thập và gửi về cho Neuralink? Đó thực sự là một kịch bản tồi tệ của công nghệ tưởng chừng như siêu việt này.

Dưới đây là 5 thắc mắc lớn về cách thức hoạt động của công nghệ mà Neuralink đang ấp ủ, giúp chúng ta có được cái nhìn chi tiết hơn về ưu điểm cũng như nhược điểm của công nghệ này.

Ai sẽ là người nắm giữ dữ liệu não bộ của bạn?

Đây có lẽ là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Khi nói đến dữ liệu riêng tư, có lẽ không ít người sẽ lập tức nghĩ ngay đến những bê bối liên quan đến việc thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu riêng tư của người dùng, mà rất nhiều trong số đó đến từ những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới. Mọi người đang dần mất niềm tin vào sự tôn trọng quyền riêng tư trong thế giới công nghệ do đó những nghi vấn đặt ra trong trường hợp của Neuralink cũng là điều dễ hiểu.

Dữ liệu về suy nghĩ của bạn sẽ được xử lý ra sao? Có đảm bảo riêng tư không?Dữ liệu về suy nghĩ của bạn sẽ được xử lý ra sao? Có đảm bảo riêng tư không?

Theo như dự án kết nối não bộ với máy tính, Neuralink sẽ có quyền truy cập vào dữ liệu sóng não của bạn, và liệu những suy nghĩ riêng tư của bạn có được đảm bảo khi sử dụng thiết bị thần kinh của họ không? Họ có thể bán dữ liệu đó cho bên thứ ba? Hay có cách nào để đảm bảo dữ liệu của bạn ở trạng thái cục bộ hoặc tất cả các thiết bị này sẽ cần phải kết nối với máy chủ đám mây không?

Tất cả những điều trên làm nảy sinh một số lo ngại cơ bản về những suy nghĩ riêng tư nhất của người dùng bị thu thập trái phép - và chính phủ có thể phải nhanh chóng đưa ra các quy định nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn từ sớm việc công nghệ này bị lạm dụng cho những mục đích thu lợi bất chính.

Bộ não của bạn sẽ được bảo vệ như thế nào?

Bộ não sau khi được cấy ghép thiết bị liệu có an toàn trước hacker?Bộ não sau khi được cấy ghép thiết bị liệu có an toàn trước hacker?

Bạn chấp nhận cấy một hệ thống máy móc điện tử vào não bộ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu hệ thống này bị hack? Hầu như bất kỳ thiết bị phần cứng hoặc hệ thống phần mềm nào dù là tối tân nhất cũng đều sở hữu lỗ hổng, và những tên hacker vốn thông minh, gian xảo đương nhiên sẽ tìm ra cách khai thác những lỗ hổng này bất cứ khi nào có cơ hội. Nhân loại đang rất muốn biết Neuralink sẽ bảo vệ hệ thống của họ, hay nói đúng hơn là bộ não của khách hàng như thế nào sau khi những thiết bị điện tử đó được cấy ghép vào vỏ não (và các thiết bị khác, chẳng hạn như chân tay giả) trước mối đe dọa thường trực của hacker.

Đó không chỉ là việc tin tặc có thể đọc được suy nghĩ của bạn, mà kịch bản tồi tệ hơn sẽ là khi tin tặc có thể khiến cho những thiết bị đã cấy ghép gặp trục trặc, hư hỏng hoặc thậm chí phát nổ. Khi đó, ngay cả tính mạng của bạn cũng khó có thể được đảm bảo.

Liệu công nghệ này có thể tương thích được với tất cả mọi người?

Có phải ai cũng phù hợp với công nghệ nàyCó phải ai cũng phù hợp với công nghệ này

Bộ não của mỗi người không hề giống nhau, do vậy bạn đừng mong đợi việc có thể học được cách điều khiển chân tay giả hoặc điện thoại, máy tính chỉ thông qua suy nghĩ từ bộ não là một quá trình đơn giản. Chúng ta hiện vẫn chưa rõ The Link sẽ hoạt động theo cơ chế nào, đơn giản là bật và chạy (plug and play), hay sẽ cần thêm một công nghệ tiên tiến nào đó.

Liệu công nghệ này có tương thích được với tất cả mọi người, hay nó sẽ hoạt tốt với người này nhưng lại kém hiệu quả trong trường hợp của người kia? Chắc chắn Elon Musk và các cộng sự sẽ phải đưa ra được những quy trình hướng dẫn phổ quát về cách thức sử dụng thiết bị chuẩn xác nhất theo số đông, hoặc sẽ cần phải có hướng dẫn cụ thể cho từng cá nhân.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chiếc máy tính The Link đột ngột dừng hoạt động?

Chi phí "bảo dưỡng" liệu có phải là vấn đề lớn?Chi phí "bảo dưỡng" liệu có phải là vấn đề lớn?

Theo mô tả của Elon Musk, The Link ban đầu có thể được cài đặt bởi một robot đặc biệt, được chế tạo tùy chỉnh và có khả năng gây tê cục bộ. Điều này nghe có vẻ tương đối đơn giản (đối với quy trình phẫu thuật não trong y học hiện nay) - tuy nhiên nếu thiết bị đã cấy ghép vào não đột ngột ngừng hoạt động hoặc hư hỏng, liệu có cần phải tiến hành một cuộc phẫu thuật khác để thay thế hay sửa chữa thiết bị không? Cuộc phẫu thuật đó liệu sẽ phát sinh thêm chi phí? Và nếu chi phí quá cao, liệu có trường hợp ai đó có thể bị mắc kẹt với những thiết bị điện tử hỏng hóc trong não của mình cho đến khi họ có đủ khả năng chi trả cho việc thay mới?

Làm thế nào để xử lý và phân loại suy nghĩ một cách hiệu quả?

Những suy nghĩ khó kiểm soát sẽ được xử lý ra sao?Những suy nghĩ khó kiểm soát sẽ được xử lý ra sao?

Tất cả chúng ta đều có những suy nghĩ dai dẳng, hoặc thậm chí ngớ ngẩn mà chúng ta đôi khi không thể kiểm soát được - những lo lắng và sợ hãi của chúng ta, hoặc thậm chí chỉ là một đoạn trong bài hát yêu thích cứ mắc kẹt trong đầu bạn cả ngày. Câu hỏi đặt ra ở đây là công nghệ của Neuralink sẽ diễn giải những suy nghĩ đó như thế nào? Về mặt lý thuyết, bạn có thể mất kiểm soát tay chân, hoặc vô tình chỉ đạo điện thoại phát một bài hát đang “ám ảnh” trong đầu, mặc dù bạn thực sự không hề muốn vậy?

Trên đây là 5 câu hỏi nan giải mà Elon Musk và công ty của mình buộc phải giải đáp được nếu muốn tiến xa hơn và đi đến mục tiêu cuối cùng là áp dụng công nghệ này vào thực tế đời sống trên quy mô đại trà. Với tài năng và quyết tâm của những con người tại Neuralink, có lẽ họ sẽ tìm ra được câu trả lời thỏa đáng, tuy nhiên sẽ không đơn giản chút nào.

Thứ Năm, 25/07/2019 08:30
4,97 👨 1.100
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ