Chơi game bắn súng bằng ý nghĩ sau khi cấy chip não của Elon Musk

Với sự trợ giúp từ chip não của Neuralink, Alex - một bệnh nhân liệt tứ chi, người thứ hai được cấy chip đã có thể điều khiển chuột từ xa trên laptop để ngắm bắn và di chuyển trong tựa game bắn súng huyền thoại hơn 20 năm tuổi Counter-Strike.

Alex mất khả năng kiểm soát tứ chi của mình sau một tai nạn nghiêm trọng. Anh được cấy chip não từ startup của tỷ phú Elon Musk, vào tháng 7 vừa qua tại viện thần kinh Barrow ở Arizona. Ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Alex đã hồi phục bình thường.

Alex đã sử dụng thêm cần điều khiển Quadstick chuyên dụng vận hành bằng miệng, vốn được thiết kế cho người bị liệt tứ chi để điều khiển nhân vật của mình trong game.

Cấy chip vào não người

Kết hợp chip não với Quadstick, Alex đã có thể thỏa mong ước được chơi tựa game yêu thích chỉ hoàn toàn bằng suy nghĩ.

Ngoài chơi game, Alex cũng dùng chip não để thiết kế vật thể 3D, như giá đỡ tùy chỉnh cho bộ sạc điện và in thành sản phẩm. Đây là một khởi đầu đầy hứa hẹn, chứng minh tiềm năng của việc cấy chip não trong việc giúp người dùng thực hiện các loại tác vụ phức tạp.

Để đạt được mục tiêu này, Neuralink đã áp dụng một số biện pháp để tránh lặp lại vấn đề trong ca phẫu thuật với bệnh nhân đầu tiên của mình là Noland Arbaugh. Ca phẫu thuật của Noland đã thành công, anh có thể điều khiển thiết bị bằng suy nghĩ hiệu quả, nhưng 85% điện cực dạng sợi gắn vào não bị lệch.

Người được cấy chip vào não đã chơi cờ trên máy tính bằng ý nghĩ liên tục 8 giờ

Ngày 20/3, Neuralink của Elon Musk đã livestream cảnh một người bị liệt tứ chi có thể điều khiển máy tính sau khi cấy chip não.

Livestream dài 9 phút của Neuralink cho thấy người đầu tiên cấy chip não Neuralink có tên là Noland Arbaugh, 29 tuổi và bị liệt từ vai trở xuống, mất cảm giác tay chân sau một tai nạn khoảng 8 năm trước. Anh chàng này sau khi được cấy chip có thể dùng suy nghĩ của mình để di chuyển con trỏ trên màn hình laptop chơi cờ vua và tắt nhạc. Trong video, không có mặt thiết bị hay dây điện nào.

Noland Arbaugh chia sẻ thêm, trước đây, anh phải ngậm một cái que để thực hiện một số công việc nhất định.

Đoạn video giúp Neuralink trở thành một trong những công ty đầu tiên công bố bằng chứng về hiệu quả của việc cấy ghép chip não. Trước Neuralink, Blackrock Neurotech và Synchron, cũng đã đạt được thành quả nhất định dù mỗi bên có cách tiếp cận khác nhau.

Trong livestream của Neuralink, Arbaugh chia sẻ về quá trình đào tạo thiết bị sau khi được cấy chip vào não vào tháng 1. Đầu tiên, anh sẽ nghĩ về việc di chuyển bàn tay và di chuyển con trỏ máy tính. Khi Arbaugh bắt đầu tưởng tượng con trỏ di chuyển nó trở nên trực quan hơn.

Arbaugh hiện đã có thể chơi game trong vài giờ khi nằm trên giường. Tuy nhiên, anh phải sạc lại chip sau vài tiếng chơi liên tục nên có chút bất tiện. Ngoài ra, Arbaugh hy vọng anh có thể dễ dàng điều khiển con trỏ máy tính hơn trong thời gian tới.

Người cấy chip não có thể di chuột bằng ý nghĩ

Ngày 20/2, trong bài đăng trên mạng xã hội X, Elon Musk cho biết, bệnh nhân cấy chip não đầu tiên của Neuralink đã điều khiển được chuột máy tính thông qua suy nghĩ.

Bệnh nhân cấy chip não thành công vào tháng trước đang tiến triển tốt và dường như hồi phục hoàn toàn hệ thống thần kinh. Neuralink đang cố gắng giúp người này di chuột quanh màn hình và thao tác càng nhiều lượt nhấp chuột càng tốt.

Neuralink cho biết, cuộc phẫu thuật quan trọng này được thực hiện bởi robot, bộ phận cấy ghép giao diện não - máy tính được đặt vào vùng não.

Ca phẫu thuật cắt hộp sọ mất tới vài giờ để thực hiện, sau đó robot đưa thiết bị vào cùng với bộ phận chip siêu mỏng gồm khoảng 64 sợi khác nhau và việc này mất khoảng 25 phút. Các sợi chỉ bằng 1/14 chiều rộng của một sợi tóc người. Mục tiêu ban đầu của cuộc phẫu thuật cấy chip vào não người là cho phép người bệnh điều khiển con trỏ hoặc bàn phím máy tính bằng suy nghĩ.

Cấy chip vào não người

Vào tháng 5 năm ngoái, Neuralink được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt việc đưa chip vào não người.

Neuralink được Musk đồng sáng lập năm 2016 với mục tiêu là phát triển thành công giao diện não - máy tính để cho phép con người hợp nhất với AI trong tương lai. Tuy nhiên, không chỉ Neuralink nhiều công ty khởi nghiệp khác cũng có mục tiêu tương tự như Synchron và Onward. Trước tình hình đó, Vance cho biết Musk đã yêu cầu Neuralink phải tăng tốc giống như cách thế giới đối phó với ngày tận thế.

Elon Musk kỳ vọng công nghệ chip não của Neuralink sẽ giúp thay đổi thế giới, mở ra tiềm năng như thần giao cách cảm hay cộng sinh với AI. Tuy nhiên, có vẻ như người Mỹ không đón nhận nồng nhiệt công nghệ chip não của Neuralink. Theo cuộc thăm dò từ công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov, khi được hỏi có cân nhắc đưa chip vào não người, chỉ 8% số người được hỏi quan tâm, 82% trả lời không và 10% chưa quyết định.

Thứ Bảy, 24/08/2024 08:37
4,25 👨 2.328
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ