Tại sao các smatphone hiện nay đều dùng công nghệ 2 SIM 2 sóng chờ mà không phải 2 SIM 2 sóng cùng lúc?

Những chiếc điện thoại 2 SIM 2 sóng (Dual SIM) có thể kết nối với hai mạng (cùng hoặc khác nhà mạng để nhận và thực hiện các cuộc gọi riêng biệt) trên cùng một chiếc điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc với người dùng. Nhưng thực tế, không phải chiếc điện thoại 2 SIM nào cũng giống nhau.

Công nghệ Dual SIM được chia làm hai loại gồm: Dual Standby và Dual Active.

Dual SIM Dual Standby (DSDS - hai SIM, hai sóng chờ): Những chiếc điện thoại sử dụng công nghệ này chỉ có một phần cứng tiếp nhận sóng để dùng chung cho cả 2 thẻ SIM. Điều này có nghĩa là 2 SIM cùng chia sẻ bộ nhận sóng thông qua thuật toán được tích hợp trong phần mềm. Khi SIM 1 nhận cuộc gọi, nó sẽ sử dụng hoàn toàn bộ nhận sóng, trong khi đó SIM 2 sẽ tạm thời bị mất sóng và không liên lạc được.

iPhone Xs của Apple cũng sử dụng công nghệ DSDSiPhone Xs của Apple cũng sử dụng công nghệ DSDS.

Dual SIM Dual Active (DSDA - hai SIM, hai sóng gọi cùng lúc): Bên trong những chiếc điện thoại sử dụng công nghệ này có hai bộ nhận sóng riêng biệt dành cho mỗi SIM. Khi SIM 1 nhận cuộc gọi thì SIM 2 vẫn có sóng và hoạt động bình thường. Trong trường hợp này, nếu có người gọi đến SIM 2 thì người dùng sẽ nhận được thông báo cuộc gọi đến và có thể chọn giữ cuộc gọi hoặc nếu nhà mạng có hỗ trợ thì có thể kết hợp thành gọi nhóm.

Galaxy Ace Duos S6802 của Samsung sử dụng công nghệ DSDA
Galaxy Ace Duos S6802 của Samsung sử dụng công nghệ DSDA​.

Nếu người dùng sử dụng các ứng dụng nhắn tin hoặc gọi điện qua mạng 3G hay 4G thì dù dùng DSDS hay DSDA thì thiết bị di động vẫn cho phép cả 2 SIM hoạt động cùng lúc. Do kết nối 3G và 4G trên di động dùng kỹ thuật chuyển mạch gói, khác với chuyển mạch kênh như cuộc gọi thông thường (2G).

Để kiểm tra thiết bị di động mình đang sử dụng là DSDS hay DSDA, cách đơn giản nhất là sử dụng SIM 1 gọi cho SIM 2 trong máy. Nếu thực hiện được cuộc gọi thì đó là DSDA, và tất nhiên không thực hiện được là DSDS.

Để khắc phục nhược điểm trên công nghệ DSDS, các nhà sản xuất và nhà mạng đã sử dụng tính năng chuyển cuộc gọi. Khi tính năng này được kích hoạt, nếu SIM 1 đang xử lý một cuộc gọi thì bất kỳ cuộc nào vào SIM 2 sẽ được chuyển tiếp qua SIM 1. Khi đó, người dùng có thể giữ cuộc gọi đang thực hiện và nhận cuộc gọi được chuyển từ SIM 2 vào SIM 1. Hầu hết các nhà mạng hiện nay đều hỗ trợ tính năng này, hoặc một số nhà mạng yêu cầu người dùng phải đăng ký để sử dụng.

Tính năng "Luôn bật 2 SIM" được tích hợp trên smartphone Samsung 1 Tính năng "Luôn bật 2 SIM" được tích hợp trên smartphone Samsung 2
Tính năng "Luôn bật 2 SIM" được tích hợp trên smartphone Samsung.

Bộ ba iPhone mới Apple mặc dù sử dụng công nghệ DUA SIM nhưng chưa hỗ trợ tính năng chuyển cuộc gọi này.

Tại sao công nghệ DSDS lại được ứng dụng nhiều hơn?

Hiện nay, hầu như mọi hãng sản xuất đều có điện thoại hai SIM nhưng các hãng lớn như Samsung, LG, Motorola/Lenovo, Acer, Sony, Huaiwei, ASUS, HTC, Xiaomi, Oppo,… thì gần như không hề sản xuất một chiếc DSDA nào cả.

Trước đây, rất nhiều điện thoại Android được trang bị DSDA nhưng trong những năm gần đây hầu hết các điện thoại này đều sử dụng công nghệ DSDS (kể cả bộ ba iPhone mới ra mắt của Apple), dù nó có hạn chế lớn về việc nhận sóng trên 2 SIM.

DSDS sử dụng chung một bộ nhận tín hiệu cho 2 SIM nên tiết kiệm được chi phí. Trong khi đó, DSDA cần tới 2 bộ phận tín hiệu nên chi phí sản xuất sẽ tăng lên, yêu cầu tùy biến phần mềm phức tạp hơn và thậm chí là mua thêm bản quyền sáng chế để thực hiện.

Công nghệ DSDA khiến thời lượng dùng pin của điện thoại bị giảm đi nhiều, ảnh hưởng lớn tới người dùng.

Việc áp dụng hai SIM sẽ ảnh hưởng đến các nhà mạng tại các thị trường mà người dùng thường mua smartphone qua nhà mạng. Vì khách hàng có thể mua thêm một SIM của nhà mạng khác để dùng sau khi đã ký hợp đồng dùng SIM của nhà mạng khi mua máy.

Xem thêm:

Thứ Tư, 26/09/2018 11:50
52 👨 3.971
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ