Gửi công nghệ chip quân sự đến Trung Quốc, giáo sư người Mỹ có nguy cơ “bóc lịch” 219 năm

Một vị giáo sư có tiếng của Đại học California, Los Angeles mới đây đã phải đối mặt với mức án tối đa lên tới 219 năm tù sau khi bồi thẩm đoàn nhận thấy hành vi buôn lậu chip với các ứng dụng quân sự cho Trung Quốc của ông này có thể “gây nguy hại nghiêm trọng cho lợi ích và an ninh quốc gia Hoa Kỳ”.

Theo thông cáo báo chí chính thức của giới chức tiểu bang California, Yi-Chi Shih, kỹ sư điện và hiện đang là giáo sư kiêm nhiệm tại Đại học California (UCLA), đã bị kết tội vào cuối tháng trước bởi một bồi thẩm đoàn ở Los Angeles. Vị giáo sự đã bị kết án với 18 tội danh, bao gồm hành vi “xuất khẩu bất hợp pháp sản phẩm công nghệ” và nhiều cáo buộc gian lận nghiêm trọng khác.

Yi-Chi Shih bị kết án với 18 tội danh Yi-Chi Shih bị kết án với 18 tội danh

Yi-Chi Shih và một bị cáo khác có tên Kiet Ahn Mai, bị phát hiện đã cùng hợp tác với nhau, sử dụng uy tín của mình tạo dựng lên những màn kịch hoàn hảo nhằm lừa gạt một nhà sản xuất chip bán dẫn của Mỹ. Theo kết quả điều tra mà các công tố viên có được, Kiet Ahn Mai đóng giả là một khách hàng tiềm năng muốn có được các mẫu thiết kế chip từ công ty giấu tên, sau đó người này sẽ gửi trái phép sản phẩm đến Trung Quốc, trong khi Yi-Chi Shih sử dụng uy tín của mình để đứng ra làm trung gian.

Trong một tuyên bố tại phiên tòa, các công tố viên cho biết những con chip mà Kiet Ahn Mai có được đã được gửi trái phép đến một công ty Trung Quốc, và công ty này do chính Yi-Chi Shih điều hành với cương vị chủ tịch. Shih trả tiền cho kế hoạch này thông qua tài khoản thuộc một ngân hàng có trụ sở tại Hoa Kỳ, đồng thời được tài trợ thông qua một công ty khác có trụ sở tại Trung Quốc.

Theo nhà chức trách, những con chip bị “đánh cắp” trong vụ việc này được sử dụng trong các hệ thống dẫn đường tên lửa, máy bay chiến đấu, tác chiến điện tử, những hệ thống chế áp chiến tranh điện tử và các ứng dụng radar. Do vậy, chúng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong vấn đề quân sự - an ninh.

Những con chip bị “đánh cắp” được sử dụng trong các hệ thống dẫn đường tên lửaNhững con chip bị “đánh cắp” được sử dụng trong các hệ thống dẫn đường tên lửa

Các hoạt động gián điệp công nghệ, tương tự trong trường hợp này, là một trong những vấn đề gây mâu thuẫn nghiêm trọng trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công nghệ và lấy đó làm lý do chính để áp thêm những lệnh trừng phạt mới. Trong quá khứ, Mỹ đã từng cáo buộc các công ty nổi tiếng của Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, thường xuyên ăn cắp công nghệ từ các doanh nghiệp nước này.

Thứ Ba, 16/07/2019 08:22
51 👨 303
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ