Việt Nam thuộc top 5 những quốc gia 'ăn' nhiều vi nhựa nhất thế giới

Theo công bố gần đây, Malaysia xếp hạng cao nhất trong 109 quốc gia về mức tiêu thụ vi nhựa. Trung bình, mỗi người Malaysia "ăn" 502,3 mg hạt vi nhựa mỗi ngày, trong đó, 50% lượng tiêu thụ vi nhựa ở nước này đến từ cá.

Malaysia cũng là một trong 10 quốc gia hít phải nhiều hạt vi nhựa nhất với ước tính mỗi người hít khoảng 494.000 hạt vi nhựa mỗi ngày.

Trong danh sách này, Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia tiêu thụ nhiều nhất với vị trí thứ 5.

Top quốc gia người dân ăn và hít thở vi nhựa nhiều nhất thế giới

Vi nhựa là các hạt nhựa nhỏ hơn 5 mm, thường được tìm thấy trong môi trường nước ngọt và biển, nơi chúng được các sinh vật ăn vào. Vi nhựa xâm nhập vào cơ thể con người qua việc chúng ta ăn hải sản bị ô nhiễm, không khí, nước máy và đồ uống đóng chai…

Hai tác giả nghiên cứu là Xiang Zhao, giáo sư từ Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia ở Trung Quốc và Fengqi You, giáo sư về kỹ thuật hệ thống năng lượng tại Đại học Cornell ở Mỹ cho biết, mức độ ô nhiễm nhựa ngày càng tăng do sự phát triển công nghiệp đã khiến mức độ ô nhiễm nhựa ngày càng tăng.

Các hạt vi nhựa trong chế độ ăn uống liên quan đến những chất tích lũy trong thực phẩm, quá trình sử dụng nhựa trong sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm và đồ uống. Còn vi nhựa trong không khí chủ yếu bắt nguồn từ sự mài mòn của vật liệu nhựa, như lốp xe và các vụ nổ từ các hạt nhựa thủy sinh.

Hạt vi nhựa

Chất thải nhựa chảy ra từ các bãi chôn lấp hoặc bãi rác lộ thiên không được quản lý tốt cũng có thể làm ô nhiễm hệ thống nước, sau đó được phân tán qua dòng nước hoặc truyền qua không khí và xâm nhập vào chuỗi thức ăn.

Theo nghiên cứu, từ năm 1990 đến năm 2018, sự hấp thu vi nhựa trong không khí và chế độ ăn uống đã tăng hơn 6 lần trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ.

Các tác giả cho biết, sự hấp thụ vi nhựa có thể giảm hơn 48% ở các quốc gia Đông Nam Á, nơi ghi nhận phần lớn sự hấp thụ vi nhựa của thế giới bằng cách loại bỏ 90% mảnh vụn nhựa dưới nước toàn cầu.

Theo các tác giả, các nước đang phát triển nên và công nghiệp hóa ở châu Á, châu Âu, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ nên khuyến khích loại bỏ các mảnh vụn nhựa tự do khỏi môi trường nước ngọt và nước mặn thông qua xử lý nước và chất thải rắn bằng biện pháp tiên tiến. Điều này sẽ giúp giảm sự hấp thụ vi nhựa và các rủi ro sức khỏe cộng đồng tiềm ẩn.

Thứ Tư, 05/06/2024 14:40
31 👨 166
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học