Top 12 thứ nóng nhất trong vũ trụ

Sốt cao 115 độ C, nơi nóng nhất trên Trái Đất lên tới 70,5 độ C, những vết đen trên Mặt Trời có nhiệt độ gần 4 triệu độ C,... là những thứ nóng nhất trong vũ trụ khi xét về từng khía cạnh nóng của chúng.

1. Giống ớt cay nhất

Giống ớt cay nhất

Loại ớt cay nhất hiện nay mang tên "hơi thở của Rồng" có số đo lên tới 2,48 triệu đơn vị nhiệt trên thang đo Scovilles (một thước đo nồng độ capsaicin, chất hóa học giải phóng cảm giác cay khi chúng ta cắn miếng ớt).

2. Cơn sốt cao độ nhất

Người giữ kỷ lục về số độ cao nhất khi bị sốt là Willie Jones, cơ thể của ông nóng lên đến 115 độ trong khi nhiệt độ cơ thể bình thường của con người dao động trong khoảng từ 36,1 đến 37,2 độ C. Khi bị sốt đến nhiệt độ này, cơ thể của Willie Jones đã trải qua rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như ảo giác, động kinh,… Rất may mắn, sau khi chữa trị 24 ngày trong bệnh viện ông vẫn sống sót.

3. Nhiệt độ cao nhất tạo ra trong phòng thí nghiệm

Trong một thí nghiệm của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu - CERN, các nhà khoa học đã tạo ra nhiệt độ nhân tạo cao nhất ở Máy gia tốc hạt lớn, đạt được ngưỡng 9,9 ngàn tỷ độ Fahrenheit, mức nhiệt này cao gấp 366.000 lần so với Mặt Trời.

Các nhà khoa học thực hiện thí nghiệm này nhằm mục đích tạo ra một chất lỏng không ma sát, là loại hạt nguyên thủy được gọi là plasma quark–gluon.

Máy gia tốc hạt lớn
Máy gia tốc hạt lớn. (Ảnh: CERN.)

4. Hơi nước nóng nhất

Ở đáy đại dương có các vết nứt trên lớp vỏ Trái Đất, nơi mà magma hòa trộn vào nước và đun sôi nước biển đến một giới hạn cao nhất dưới áp suất khủng khiếp của đại dương, gọi là những điểm nóng. Nhiệt độ trung bình ở đây vào khoảng 407 độ C, nhưng tại một vài điểm thường bùng phát những vụ nổ và có nhiệt độ lên đến 464 độ C.

Điểm nóng có nhiệt độ cao nhất là ở điểm Two Boats (Hai chiếc thuyền) và Sisters Peak (Đỉnh chị em).

Một vết nứt trên lớp vỏ Trái Đất nằm sâu dưới đáy đại dươngMột vết nứt trên lớp vỏ Trái Đất nằm sâu dưới đáy đại dương. (Ảnh: NOAA.)

5. Nhiệt độ cao nhất ở Mỹ

Vào ngày 10/7/1913, tại khu vực Thung lũng Chết thuộc California người ta đã đo được mức nhiệt độ 56,6 độ C, khiến vùng trũng của thung lũng như một lò hấp nhiệt độ cao.

Thông thường vào tháng 7 hàng năm, nơi đây cũng ghi nhận đạt mức nhiệt cao kỷ lục nhưng chỉ trung bình vào khoảng 51,6 độ C.

Thung lũng Chết
Thung lũng Chết, Hoa Kỳ. (Ảnh: NPS.)

6. Địa điểm nóng nhất trên Trái Đất

Sa mạc Lut thuộc Iran đã vượt qua các ứng cử viên sáng giá như Hỏa Diệm Sơn ở Trung Quốc và những vùng hoang mạc ở Queensland, Australia để trở thành nơi nóng nhất thế giới. Vào năm 2005, người ta đã đo được nhiệt độ cao tới 70,5 độ C ở sa mạc Lut.

Khi nhiệt độ không khí đạt mức cao như vậy, thì nhiệt độ bề mặt chắc chắn sẽ nóng hơn, thậm chí có thể gây chết người.

7. Hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời

460 độ C là nhiệt độ cao nhất trên sao Kim, kỳ lạ là nhiệt độ tại đây còn cao hơn cả Sao Thủy (426 độ C), là hành tinh gần Mặt Trời hơn. Tàu thăm dò của chúng ta chỉ có thể bước đi trên hành tinh này lâu nhất là hai giờ.

Sao Kim là hành tinh nóng nhất Hệ Mặt Trời
Sao Kim là hành tinh nóng nhất Hệ Mặt Trời. (Ảnh: NASA.)

Trong quá khứ, sao Kim từng là một hành tinh có thể tồn tại sự sống cho đến khi bị kẹt trong carbon dioxide. Dần dần chất khí này tăng cao đến mức biến nơi đây trở thành một lò hấp có thể làm tan chảy chì.

8. Nhiệt độ cao nhất trên Mặt Trời

Bề mặt Mặt Trời có nhiệt độ trung bình thường vào khoảng 5.540 độ C, nhưng bên trong lõi của nó, nhiệt độ tăng vọt lên đến hàng triệu độ C.

Ngoài ra tại vành đai nhật hoa (lớp khí quyển ngoài) của nó cũng có nhiệt độ cao đến gần 1 triệu độ C. Đây chính là nơi nóng nhất của khí quyển Mặt Trời.

Những khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời được gọi là vết đen Mặt Trời, nhiệt độ tại những khu vực này lên tới gần 4 triệu độ C.

Tàu thăm dò Parker của NASA với tấm chắn carbon chỉ có thể tiến gần và vành nhật hoa 6.440.000 km để quan sát cận cảnh bề mặt của ngôi sao này.

9. Ngôi sao nóng nhất từng biết đến

Eta Carinae là một ngôi sao biến quang xanh siêu khổng lồ đang ở giai đoạn có thể bùng nổ và trở thành một siêu tân tinh vào bất cứ lúc nào. Nó cách Trái Đất 7.500 năm ánh sáng, có khối lượng gấp 100 lần Mặt Trời nhưng kích cỡ chỉ vào khoảng 50 đến 80 lần của Mặt Trời. Nhiệt độ trên bề mặt của ngôi sao này lên đến 40.000 độ C.

Eta Carinae là ngôi sao nóng nhất từng được biết đến trong vũ trụ
Eta Carinae là ngôi sao nóng nhất từng được biết đến trong vũ trụ. (Ảnh: NASA.)

10. Ngoại hành tinh nóng nhất từng được biết đến

Hành tinh KELT-9b là một hành tinh trẻ (chỉ 300 triệu năm), nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời cách chúng ta 650 năm ánh sáng.

Do nằm quá gần ngôi sao mẹ có nhiệt độ lên tới gần 10.000 độ C và độ tuổi tương đối trẻ nên KELT-9b nhận được rất nhiều năng lượng khiến ngoại hành tinh này có nhiệt độ lên đến hơn 4.000 độ C, kém nhiệt độ của bề mặt Mặt Trời khoảng 1.200 độ C.

Hình đồ họa máy tính ngoại hành tinh KELT-9b chuyển động quanh ngôi sao chủ KELT-9
Ngoại hành tinh KELT-9b chuyển động quanh ngôi sao chủ KELT-9. (Ảnh: ESA.)

11. Tinh vân nóng nhất từng được biết đến

Tại trung tâm Tinh vân Nhện đỏ (Red Spider Nebula) tồn tại một ngôi sao chết có nhiệt độ bề mặt lên đến 140.000 độ C, gấp 25 lần nhiệt độ của Mặt Trời.

Ngôi sao lùn trắng này chính là thiên thể nóng nhất trong vũ trụ. Nó có kích thước nhỏ như Trái Đất nhưng lõi là của một ngôi sao đã bị mất đi bầu khí quyển sau một biến cố.

Tinh vân Nhện đỏ
Tinh vân Nhện đỏ là tinh vân nóng nhất từng được biết đến do ngôi sao bên trong nó. (Ảnh: NASA.)

Do chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ cao của ngôi sao chết nằm bên trong nó nên tinh vân Nhện đỏ trở thành tinh vân nóng nhất trong vũ trụ từng được biết đến.

12. Chuẩn tinh nóng nhất từng được biết đến

Từ 2 ngàn tỷ đến 22 ngàn tỷ độ C, là nhiệt độ ở khu vực xung quanh chuẩn tinh 3C 273. Mức nhiệt độ này là quá cao đến nổi vật chất không thể tạo thành dạng plasma được.

Chuẩn tinh (tên tiếng anh là Quasar - vật thể giống sao) là thiên thể cực xa và cực sáng, với dịch chuyển đỏ rất lớn đặc trưng. Trong phần ánh sáng biểu kiến, quasar trông giống một ngôi sao bình thường, tức nguồn phát sáng điểm. Thực tế, đó là ánh sáng phát ra từ các quầng (halo) vật chất đặc, nằm quanh vùng nhân của các thiên hà hoạt động (thiên hà trẻ), thường là các hố đen siêu lớn.

Quasar đầu tiên được nhà thiên văn người Hoa Kỳ gốc Hà Lan Maarten Schmidt phát hiện năm 1963 trong chòm sao Thất Nữ, từ đài thiên văn Palomar được ký hiệu là 3C 273. Tính đến năm 2005 đã có hơn 100.000 quasar được phát hiện.

Chuẩn tinh 3C 273
Chuẩn tinh 3C 273. (Ảnh minh họa.)

Thứ Năm, 29/06/2017 14:00
3,38 👨 8.295
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học