Bề mặt sao Kim: Tại sao Kim tinh lại là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời?

Tại sao sao Kim nóng nhất là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ cho bạn câu trả lời cho câu hỏi tại sao sao Kim lại nóng nhất?

Nhiều người cho rằng Sao Thủy sẽ là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta, vì nó gần Mặt trời nhất, nhưng danh hiệu đó thuộc về Sao Kim. Mặt trời của chúng ta là một quả cầu plasma khổng lồ, nóng bỏng được làm nóng bởi các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó. Năng lượng từ các phản ứng này được bức xạ ra ngoài không gian, làm ấm các vật thể quay quanh nó. Trong số tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta, quỹ đạo của Sao Thủy đưa nó đến gần Mặt trời nhất, duy trì khoảng cách từ 46 đến 69 triệu km so với bề mặt của nó.

Vì gần nhất nên nhiều nghĩ rằng Sao Thủy cũng sẽ nóng nhất. Thật vậy, nhiệt độ bề mặt của nó có thể lên tới 430°C ở những vùng chịu toàn bộ ánh sáng chói của Mặt trời. Tuy nhiên, danh hiệu hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời thực sự thuộc về Sao Kim.

Sao Kim hay Kim tinh là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời bởi hành tinh này được bao phủ bởi lớp mây dày chứa cacbon điôxít và các khí khác, điều này ngăn không cho nhiệt từ Mặt Trời thoát ra không gian bên ngoài. Đó là lý do tại sao hành tinh thứ hai, sau sao Thủy hấp thu nhiệt từ Mặt Trời lại trở nên nóng hơn.

Sao Kim - hành tinh nóng nhất hệ Mặt TrờiSao Kim - hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời.

Chuỗi hành tinh xoay quanh Mặt Trời trong hệ Mặt Trời của chúng ta, sao Thủy là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất. Tiếp đó đến sao Kim và vị trí thứ ba là hành tinh Trái Đất - nơi mà con người chúng ta đang sinh sống.

Ngày nay, khi áp dụng theo logic thông thường thì dường như hành tinh nào nằm gần Mặt Trời sẽ chịu phần nhiệt độ lớn nhất từ Mặt Trời và trở nên nóng nhất đúng không? Tuy nhiên, thật thú vị, logic đó không thể áp dụng được trong trường hợp này.

Đúng vậy! Mặc dù nằm ở vị trí gần nhất với Mặt Trời, nhưng sao Thủy không phải là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời... nhưng tại sao lại vậy?

Chuỗi hành tinh xoay quanh Mặt Trời trong hệ Mặt Trời của chúng ta

Những điều cần biết về sao Kim

Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời và là hàng xóm liền kề với hành tinh Trái Đất của chúng ta. Theo khối lượng và kích thước, sao Kim gần giống với hành tinh Trái đất, đôi khi sao Kim còn được gọi là "hành tinh sinh đôi" hoặc "hành tinh chị em" với Trái Đất.

Sao Kim được xếp vào nhóm hành tinh đất đá. Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến. Mật độ không khí trong khí quyển của sao Kim lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là cacbon điôxít.

Kích thước của sao Kim và Trái Đất gần giống nhau.Kích thước của sao Kim và Trái Đất gần giống nhau.

Với đường kính 12.014 km (7.465 dặm), sao Kim chỉ hơi nhỏ hơn một chút so với hành tinh Trái Đất chúng ta và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái Đất. Kim tinh không có bất kỳ vệ tinh hoặc vành đai tự nhiên, quay từ đông sang tây, nghĩa là theo hướng ngược lại với hầu hết các hành tinh khác.

Mọi hành tinh trong hệ Mặt Trời quay trên quỹ đạo theo chiều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên cực bắc của Mặt Trời. Hầu hết các hành tinh tự quay quanh trục của nó theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, nhưng sao Kim lại quay quanh trục cùng chiều kim đồng hồ (đó gọi là sự quanh nghịch hành) với khoảng thời gian 243 ngày Trái Đất - tốc độ tự quay chậm nhất so với mọi hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Cấu trúc bên trong

Khoảng 80% diện tích bề mặt Sao Kim bao phủ bởi những đồng bằng núi lửa phẳng, hành tinh này cũng bao gồm hai lục địa lớn - Ishtar Terra (lục địa nằm ở bán cầu bắc) và Aphrodite Terra (lục địa nằm ở ngay phía nam xích đạo hành tinh). Bề mặt của Kim tinh tương đối "trơn tru" hơn so với bề mặt của sao Thủy và sao Hỏa, hành tinh có bề mặt tương ứng với các miệng núi lửa tác động. Tuy nhiên, đặc biệt rất khó quan sát sao Kim bằng mắt thường do bởi những đám mây khí dày che nó khỏi tầm nhìn của các nhà quan sát từ khoảng cách xa xôi.

Sao KimSao Kim. Nguồn ảnh: Tristan3D / Shutterstock

Do bởi có những điểm tương đồng về đường kính và khối lượng riêng với hành tinh Trái Đất, các nhà thiên văn học cho rằng cấu trúc bên trong của sao Kim cũng tương tự giống với hành tinh Trái Đất: gồm lõi sắt ở giữa, lớp phủ đá và lớp vỏ (giống như hành tinh của chúng ta), nhưng từ trường của nó yếu hơn Trái Đất.

Bề mặt của sao Kim

Bề mặt của sao Kim liên tục bị dao động bởi các vụ phun trào núi lửa khốc liệt. Hiện tại, các nhà khoa học vũ trụ biết gần 1.600 núi lửa trên bề mặt của sao Kim, nhưng trên thực tế, có thể còn nhiều hơn nữa đơn giản chỉ là do con người chúng ta quá nhỏ để có thể quan sát bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật và thiết bị hiện có. Hơn nữa, lớp phủ dày được bao phủ bởi đám mây dày (tạo thành axit sulfuric) trải khắp toàn bộ hành tinh khiến các nhà khoa học khó có thể quan sát.

Bây giờ, hãy đến với vấn đề được nêu ra trong phần đầu của bài viết - sức nóng đáng kinh ngạc của sao Kim! Nhiệt độ trên sao Kim có thể lên tới 470 độ C (870 độ F)! Nhiệt độ này đủ cao để có thể dễ dàng làm chảy chì trên bề mặt hành tinh.

Tại sao sao Kim lại nóng đến vậy?

Tại sao sao Kim lại nóng đến vậy?

Nhiệt độ cực đại của sao Kim có thể được tạo ra bởi bầu không khí dày của nó. Thực tế, sao Kim có khí quyển rất dày, chứa chủ yếu CO2 và lượng nhỏ N2. Nếu ở lại đó, bạn sẽ được cảm nhận khối lượng khí quyển cao hơn khoảng 93 lần so với khối lượng khí quyển Trái Đất - áp suất khí quyển này tương đương với độ sâu gần bằng 1 kilômét tính từ bề mặt đại dương trên Trái Đất.

Khí quyển giàu CO2, cùng với đám mây dày SO2, tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh nhất trong các hành tinh trong hệ Mặt Trời, với nhiệt độ tại bề mặt ít nhất bằng 462 °C, khiến cho bề mặt của sao Kim nóng hơn so với sao Thủy, với nhiệt độ bề mặt cực tiểu −220 °C và cực đại bằng 420 °C. Khí nhà kính bao gồm mêtan, oxit nitơ, khí fluoric (như các hydrofluorocarbons, perfluorocarbons, lưu huỳnh hexafluoride và nitơ trifluoride).

Ngay cả khi khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời gần bằng hai lần khoảng cách từ đó đến sao Thủy, hành tinh này chỉ nhận được khoảng 25% năng lượng bức xạ Mặt Trời so với năng lượng sao Thủy nhận được. Nhiều người thường miêu tả bề mặt sao Kim là địa ngục nóng rực. Nhiệt độ này thậm chí còn cao hơn nhiệt độ cần thiết trong một số quá trình khử trùng.

Một số ngành sản xuất công nghiệp thải ra nhiều khí nhà kínhMột số ngành sản xuất công nghiệp thải ra nhiều khí nhà kính, đó là nguyên nhân gây ra mối quan tâm lớn đối với mọi người. Nguồn ảnh: Pixabay

Vì khí quyển của sao Kim chủ yếu bao gồm cacbon điôxít nên nhiệt từ Mặt Trời khó thoát khỏi bề mặt sao Kim. Ánh sáng Mặt Trời đi qua lớp phủ dày của các đám mây cacbon điôxít và làm ấm các tảng đá trên bề mặt sao Kim.

Tuy nhiên, bầu khí quyển "cồng kềnh", giàu cacbon điôxít này ngăn nhiệt hồng ngoại phát ra từ những tảng đá này để thoát khỏi hành tinh, làm tăng nhiệt độ của sao Kim và khiến nó trở thành hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời.

Ngược lại, sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất nhưng không nóng nhất vì nó không có bầu khí quyển để giữ nhiệt của Mặt Trời. Lượng nhiệt đó đã bị "đốt cháy" từ lâu rồi. Do đó, mặc dù sao Thủy chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về nhiệt độ nóng bức từ Mặt Trời nhưng do không có bầu khí quyển, nhiệt tràn vào không gian, làm cho nó chỉ là hành tinh nóng thứ hai trong hệ Mặt Trời.

Sao Kim vào buổi tối

Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh khi quan sát từ Trái Đất, do vậy dân gian ta còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.

Ngoài ra, sao Kim cũng là một hành tinh sáng nhất của hệ Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Độ sáng đặc biệt của Kim tinh được cho là do các đám mây dày đặc, phản xạ khí và acid sulfuric, cho phép các tia sáng dễ dàng thoát ra khỏi chúng.

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 30/09/2024 17:04
4,526 👨 33.376
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ