Sao máy bay dân dụng không trang bị dù để hành khách có thể nhảy dù tự cứu mình khi có sự cố

Mỗi khi có vụ tai nạn máy bay dân dụng xảy ra, nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao những chiếc máy bay chở khách này đã không trang bị dù cho hành khách và phi hành đoàn để mọi người có thể nhảy dù tự cứu mình mỗi khi có sự cố.

Theo nhiều người, trong các tình huống khẩn cấp nhảy dù có thể giúp hành khách thoát hiểm nhanh nhất. Tuy nhiên, theo các tổ chức quốc tế về an toàn hàng không. Nhảy dù là một kỹ thuật rất phức tạp và nguy hiểm nên dù lại là một thiết bị thoát hiểm không phù hợp trên các chuyến bay dân dụng.

Nhảy dù

Từ 80 mét đến 3.000 mét là độ cao thích hợp nhất để nhảy dù và độ cao mở dù an toàn tối thiểu là khoảng 500 mét. Hành khách không có kinh nghiệm nhảy dù sẽ không ước lượng được độ cao nên việc nhảy dù rất nguy hiểm.

Độ cao hành trình của máy bay chở khách nằm trong khoảng từ 8.000m đến 10.000m. Nếu hành khách chưa có kinh nghiệm, không mặc quần áo nhảy dù chuyên dụng, không có trang bị thiết bị dưỡng khí thì việc nhảy dù ở độ cao này sẽ gần như không có cơ hội sống sót.

Đầu tiên, việc nhảy dù từ khoang chở khách của máy bay dân dụng thường hoạt động ở độ cao 10 km, vận tốc trung bình 910 km/h sẽ khiến cơ thể vỡ tung hoặc dính chặt vào vỏ máy bay.

Ở độ cao gần 10.000m, không khí loãng, hàm lượng oxy cực thấp, nhiệt độ thấp có thể xuống tới khoảng âm 42 độ C. Môi trường rất lạnh và thiếu oxy này có thể khiến con người hạ thân nhiệt và chết ngạt ngay lập tức.

Tóm lại, một người chưa được huấn luyện nhảy dù thì sẽ không thể hoàn thành việc nhảy dù ở độ cao bình thường.

Khi mở dù, máy bay sẽ không được điều áp, cơ thể người sẽ bị áp lực lớn nên bắt đầu từ độ cao khoảng 4,5 km, hành khách đã cần được cung cấp oxy.

Khi nhảy dù, những người thực hiện lần lượt đi đến cửa sập và nhảy dù một cách dứt khoát. Người nhảy sau phải giữ khoảng cách và thời gian với những người nhảy dù ở phía trước. Sau đó mở dù ở độ cao phù hợp.

Nếu khoảng cách giữa người nhảy dù phía trước với người nhảy dù phía sau quá nhỏ và thời gian quá ngắn thì dây dù của cả hai có thể vướng vào nhau gây ra tai nạn. Nếu người nhảy dù mở dù quá sớm có thể bị mất nhiệt độ và chết ngạt. Còn nếu mở muộn, người nhảy dù có thể sẽ bị rơi tự do và đập thẳng xuống đất.

Trong khi nhảy dù, để tiếp đất an toàn, người nhảy dù cũng cần phải phán đoán hướng gió, vận hành hướng rơi và tốc độ của dù nếu không rất dễ rơi trực tiếp vào những khu vực nguy hiểm như cây cối, trên biển, đường giao thông, đường dây điện cao thế...

Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng. Không phải hành khách nào cũng có khả năng nhảy dù độc lập.

Tiếp đất và chạm đất an toàn cũng đòi hỏi người nhảy dù phải có kỹ năng và động tác chính xác.

Quá trình máy bay chở khách rơi do hỏng hóc sẽ diễn ra rất nhanh nên việc để người chưa qua đào tạo lần lượt nhảy dù ra khỏi máy bay là điều không thể.

Trang bị thêm dù cho máy bay dân dụng sẽ làm tăng trọng lượng của máy bay và tốn thêm chi phí.

Khi hoảng loạn, mọi người rất dễ mất kiểm soát và việc phải nhảy ra khỏi máy bay sẽ gây tình trạng hỗn loạn, tắc ở cửa thoát hiểm máy bay gây khó khăn cho việc xử lý tình huống khẩn cấp.

Tóm lại, một người chưa được huấn luyện nhảy dù thì sẽ không thể hoàn thành việc nhảy dù ở độ cao bình thường. Nên việc hành khách nhảy dù tầm cao ở độ cao từ 8.000 mét đến 1.000 mét là điều không thể. Và đây cũng là lý do mà máy bay chở khách không được trang bị dù.

Thứ Hai, 03/04/2023 07:52
31 👨 549
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học