Phát hiện 'siêu Trái Đất' cực hiếm gặp, cách hành tinh của chúng ta 25.000 năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ngoại hành tinh OGLE-2018-BLG-0677Lb có quỹ đạo tương tự Trái Đất quay quanh ngôi sao chủ ở cách chúng ta gần 25.000 năm ánh sáng. Đây là một trong những hành tinh xa xôi nhất từng được con người phát hiện.

Ngoại hành tinh mới có khối lượng gấp 4 lần Trái Đất, quay quanh ngôi sao lùn mờ chỉ nhỏ bằng 1/10 so với Mặt Trời. Một năm trên hành tinh này kéo dài 617 ngày.

OGLE-2018-BLG-0677Lb là một trong những hành tinh xa nhất từng được phát hiện. Ảnh: IFL Science.
OGLE-2018-BLG-0677Lb là một trong những hành tinh xa nhất từng được phát hiện. Ảnh: IFL Science.

Tiến sĩ Antonio Herrera Martin, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Canterbury, New Zealand, người đứng đầu nhóm các nhà thiên văn học cho biết, họ đã sử dụng kỹ thuật gọi là khuếch đại hấp dẫn. Kỹ thuật này dựa vào sự kiện khi một ngôi sao trực tiếp di chuyển ngang qua phía trước ngôi sao khác. Khi nhìn từ Trái đất, ánh sáng từ ngôi sao ở xa hơn được khuếch đại dưới ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của ngôi sao ở gần. Hiệu ứng sẽ được tăng cường trong thời gian ngắn, nếu có thêm một hành tinh.

Lực hấp dẫn của hành tinh và ngôi sao chủ kết hợp với nhau ảnh hưởng tới ánh sáng phát ra từ ngôi sao nền ở xa hơn khiến chúng được khuếch đại theo cách đặc biệt.

Để đo được hiệu ứng bẻ cong ánh sáng và phát hiện siêu Trái Đất mới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng ở Chile và Mạng lưới Kính viễn vọng Khuếch đại Hàn Quốc (KMTNet) bao gồm 3 kính viễn vọng giống nhau ở Chile, Nam Phi và Australia để thực hiện thí nghiệm Khuếch đại Hấp dẫn Quang học (OGLE).

Thông qua kỹ thuật khuếch đại hấp dẫn này, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra được 90 ngoại hành tinh. Trong đó, OGLE-2018-BLG-0677Lb là một trong những hành tinh có khối lượng thấp nhất được phát hiện bằng kỹ thuật này.

Thứ Sáu, 15/05/2020 09:08
51 👨 1.754
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ