Chiều nay Trái Đất xa Mặt Trời nhất trong năm

Vào lúc 14h ngày 4/7 theo giờ Hà Nội, Trái đất sẽ đi vào điểm xa nhất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời ở khoảng cách 152,1 triệu km.

Các nhà thiên văn học gọi đây là "điểm viễn nhật", khi đó Trái Đất nằm cách Mặt Trời 152,1 triệu km, xa hơn 1,67% so với khoảng cách trung bình giữa hai thiên thể. Khi Trái Đất tới điểm viễn nhật, Mặt Trời sẽ trông nhỏ hơn một chút nhưng chúng ta không thể nhận thấy sự khác biệt này bằng mắt thường.

Chris Vaughan, nhà địa vật lý, người giám sát lịch bầu trời đêm của Space.com cho biết, sự thay đổi nhiệt độ theo mùa phát sinh do sự thay đổi độ nghiêng trục Trái Đất, quyết định việc tia nắng Mặt Trời chiếu vào Trái Đất ở góc thấp hơn hay trực diện hơn.

Hình ảnh mô phỏng điểm viễn nhật và cận nhật của Trái Đất. Ảnh: Quizizz.
Hình ảnh mô phỏng điểm viễn nhật và cận nhật của Trái Đất. Ảnh: Quizizz.

Trái ngược với điểm viễn nhật, Trái Đất sẽ có thời điểm ở gần Mặt Trời nhất và được gọi là điểm cận nhật. Hiện tượng Trái đất gần Mặt Trời nhất sẽ diễn ra vào ngày 4/1/2023 với khoảng cách 147,1 triệu km.

Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình bầu dục nên khoảng cách giữa hai thiên thể này có thể thay đổi khoảng 3% trong một năm.

Mỗi năm sự kiện viễn nhật xảy ra một lần, thường diễn ra sau điểm chí tháng 6 (xảy ra khi Mặt Trời đạt tới vị trí cách xa xích đạo nhất (± 23°27′) khi chiếu lên nền trời) và kéo dài khoảng 14 ngày. Điểm chí tháng 6 đánh dấu ngày đầu tiên của mùa hè ở Bắc bán cầu (hay còn được gọi là hạ chí) và ngày đầu tiên của mùa đông diễn ra ở Nam bán cầu (đông chí).

Sự kiện cận nhật cũng diễn ra 1 năm một lần và sau điểm chí tháng 12 hai tuần.

Thứ Hai, 04/07/2022 11:33
4,34 👨 6.616
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ