40 sự thật về Mặt Trời rất thú vị mà bạn có thể chưa biết

Khi ngước nhìn bầu trời trong xanh, mắt chúng ta thường hướng về Mặt trời, quả cầu rực cháy tuyệt đẹp chiếu sáng những ngày của chúng ta, sưởi ấm hành tinh của chúng ta và hỗ trợ sự phát triển của cây cối, lương thực và thực phẩm. Nhưng chúng ta thực sự biết bao nhiêu về Mặt trời.

Mặt trời chủ yếu bao gồm hai nguyên tố: hydro và heli. Hydro sử dụng khoảng 74 phần trăm khối lượng của nó, trong khi heli sử dụng khoảng 24 phần trăm. Một số phần trăm còn lại bao gồm các nguyên tố nặng hơn như oxy, carbon, neon và sắt. Các nguyên tố sau này được hình thành trong cốt lõi của các ngôi sao già hơn, đã chết từ lâu, phát nổ và phun ra bên trong, cung cấp vật liệu cuối cùng được tái chế vào nó khi được sinh ra.

Các nhà thiên văn học đã nghiên cứu nó trong nhiều thế kỷ và trong thời gian đó, họ đã khám phá ra vô số chi tiết hấp dẫn về "gã khổng lồ" rực lửa này. Vì vậy, hãy cùng khám phá một số đặc điểm hấp dẫn nhất và tìm hiểu sâu hơn về tác động của nó lên Trái đất hay những thông tin thú vị có thể bạn chưa biết về Mặt trời nhé!

Mặt trời nằm ở trung tâm Hệ mặt trời, nắm một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự phát triển trên Trái Đất. Quả cầu lửa này đánh dấu quãng thời gian đã trôi qua, cung cấp các chất và ánh sáng cần thiết để nuôi dưỡng con người cũng như động - thực vật trên hành tinh của chúng ta. Ngoài ra, Mặt trời cũng tạo ra một số hiệu ứng hình ảnh vô cùng đẹp trên bầu trời - khi nghĩ về tất cả những gì mà Mặt trời đã làm cho loài người, bạn có thể hiểu rằng tại sao một số nền văn hóa cổ lại tôn thờ Mặt trời như một vị thần. Và khi đọc được những sự thật thú vị về Mặt trời dưới đây, chắc hẳn bạn cũng sẽ ngạc nhiên về ngôi sao của chúng ta cũng như những chủng tộc cổ xưa. Hãy cùng xem qua 40 sự thật thú vị về Mặt Trời có thể bạn chưa biết nhé!

Những sự thật thú vị về hệ mặt trời

1. Thật đáng kinh ngạc, trọng lượng của Mặt Trời nặng đến 1.989.100.000.000.000.000.000 tỷ kg, gần bằng trọng lượng của 330.060 Trái Đất!

2. Nếu bên trong Mặt Trời hoàn toàn rỗng, có thể lấp đầy nó bằng 960.000 Trái Đất dạng hình cầu. Tuy nhiên, nếu Trái đất bị ép lại bên trong Mặt trời rỗng có thể lấp đầy bằng 1.300.000 Trái Đất dạng dẹt, không có không gian bị lãng phí.

3. Diện tích bề mặt Mặt Trời lớn gấp 11.990 lần so với diện tích bề mặt Trái Đất.

4. Mặt Trời của chúng ta chỉ là một trong 100 tỷ ngôi sao trong dải ngân hà Milky Way.

5. Nhiều người cho rằng có 9 hành tinh quanh quanh Mặt Trời trong hệ Mặt Trời đó là: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Tuy nhiên, theo khoa học chỉ có 8 hành tinh bởi vì sao Diêm Vương (Pluto) - còn gọi là hành tinh lùn - lạc quỹ đạo so với 8 hành tinh còn lại nên bị đá ra khỏi Hệ Mặt Trời. [Khoa học vũ trụ: Thứ tự của 8 (hoặc 9) hành tinh trong Hệ Mặt Trời]

6. Ngoài sao Diêm Vương còn có 4 ngôi sao khác xoay quanh Mặt Trời nhưng đều bị lạc quỹ đạo, đó là: Ceres (hành tinh lùn nhỏ nhất), Haumer, Makemake và Eris.

7. Mặt trời có kích thước, hình dạng, độ sáng, nhiệt độ, độ tuổi và khoảng cách hoàn toàn phù hợp để tồn tại sự sống trên Trái Đất. Nếu một trong các chỉ số này bị sai lệch, dù chỉ là một sai lệch rất nhỏ thì có lẽ sự sống trên Trái Đất của chúng ta đã không tồn tại.

Những sự thật thú vị về hệ mặt trời

8. Mặt Trời được hình thành và có một "vòng đời" tương tự giống với các ngôi sao khác: nó bắt đầu bằng một đám mây bụi khí gọi là Tinh vân. Ban đầu, đám mây bụi này rất dày đặc, nhiệt độ vào khoảng -226 độ C. Sau đó do lực hút giữa hạt này và hạt kia, những phần của đám mây bắt đầu va chạm vào nhau và tạo thành những cụm gọi là "Proto-Stars - sao gốc".

9. Trong quá trình va chạm của "Proto-Stars - sao gốc", năng lượng hấp dẫn được chuyển hóa, ma sát sinh ra nhiệt và những cụm "sao gốc" này cháy sáng lên tạo thành màu đỏ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi sức nóng đủ tạo ra phản ứng hạt nhân bên trong lõi làm mất đi lực hút tự nhiên và như thế những cụm "sao gốc" dần dần hình thành nên một ngôi sao to lớn gọi là Mặt Trời bây giờ.

10. Với hơn 4.6 tỷ năm tuổi, Mặt Trời được coi là một ngôi sao lùn "trung niên" - nghĩa là Mặt Trời đã "sống" được nửa cuộc đời và hiện nay được biết đến như một ngôi sao lùn vàng.

11. Khi Mặt Trời thiêu đốt hết tất cả lượng khí hidro bên trong, nó sẽ chuyển sang đốt khí heli trong khoảng 130 triệu năm nữa. Trong khoảng thời gian đó, Mặt Trời sẽ trở nên to lớn đến nỗi nuốt chửng cả sao Thủy, sao Kim và Trái Đất. Lúc đó Mặt Trời sẽ trở thành "Sao khổng lồ đỏ".

12. Sau khi Mặt Trời đã chuyển sang giai đoạn "Sao khổng lồ đỏ", lớp vỏ ngoài của Mặt Trời sẽ bị đẩy ra (gần như thoái hóa) và phần lõi sẽ từ từ co lại. Quá trình này được biết đến như một hành tinh tinh vân, được định nghĩa như một lớp vỏ khí nóng bị trục xuất khỏi một ngôi sao và trải qua giai đoạn cuối trong sự tiến hóa của một ngôi sao.

13. Trong giai đoạn này, phần lõi còn lại của Mặt Trời vẫn giữ được khối lượng khổng lồ của nó, nhưng chỉ xấp xỉ bằng khối lượng của hành tinh Trái Đất. Lúc này, Mặt Trời sẽ được bao quanh bởi những đám tinh vân và được gọi là một ngôi sao lùn trắng (White Dwarf).

Những sự thật thú vị về hệ mặt trời

14. Khối lượng khí khổng lồ của Mặt Trời chiếm đến 99.86% tổng khối lượng khí của toàn bộ hệ Mặt Trời.

15. Mặt Trời bao gồm khoảng 75% khí hidro và 25% khí heli, các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt Trời.

16. Mặt Trời được bao quanh bởi một luồng plasma cực mạnh, được gọi là "corona" (vầng hào quang) - trong tiếng Latin nghĩa là "vương miệng". Vầng hào quang "corona" của Mặt trời có thể vươn xa hàng triệu cây số trong không gian và dễ dàng nhìn thấy nhất trong hiện tượng nhật thực toàn phần.

17. Tuy nhiên, có một thiết bị tương tự kính thiên văn được gọi là coronaghaph, với chiếc kính này bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được những gì nằm gần nhất với Mặt Trời mà không bị lóa hay hỏng mắt. Ngoài ra, bạn còn có thể chiêm ngưỡng những hành tinh khác, thậm chí là quan sát gần sao chổi.

Hệ mặt trời

18. Với khoảng cách 150 triệu km tính từ Mặt Trời đến Trái Đất, ánh sáng đi từ Mặt Trời phải mất đến 8 phút 20 giây mới chạm đến bề mặt Trái Đất.

19. Mặc dù những tia sáng (bao gồm tia hồng ngoại và tia cực tím) từ Mặt Trời chỉ mất chưa đầy 10 phút để chạm được đến Trái Đất, nhưng phải mất đến hàng triệu năm để những tia này xuất phát từ lõi Mặt Trời ra đến bề mặt.

20. Khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất khoảng 150 triệu km, nhưng trên thực tế, khoảng cách này luôn có sự xê dịch đáng kể. Lý do là vì Trái Đất xoay quanh Mặt Trời tạo thành một hình elip nên khoảng cách có thể bị thay đổi, gần nhất là 147 triệu km và xa nhất là 152 triệu km. Khoảng cách giữa Mặt trời và Trái Đất còn được tính bằng đơn vị thiên văn (Astronomical Unit - AU).

21. Nếu khởi hành từ Trái Đất bằng một chiếc máy bay bình thường có vận tốc 664km/h, chúng ta phải mất đến 20 năm đi không ngừng nghỉ mới tới được Mặt Trời.

22. Đường kính xích đạo của Mặt Trời suýt soát bằng đường kính hai cực của nó khoảng 10 km, nghĩa là Mặt Trời gần như là một quả cầu hoàn hảo. Nhưng hiện tại, Mặt trời không phải là quả cầu hoàn hảo nhất trong Hệ mặt trời, bởi quả cầu hoàn hảo nhất chính là sao Kim.

23. Hành tinh Trái Đất của chúng ta mất 24 tiếng để quay quanh trục của nó, còn Mặt Trời phải mất đến 25 ngày để quay quanh trục của nó. Nhưng 25 ngày là ở vùng xích đạo; còn ở 2 cực Mặt Trời phải mất đến 36 ngày mới quay hết được một vòng. Điều này chính là lý do tại sao tốc độ quay của Mặt Trời tỷ lệ nghịch với vĩ độ. Khi kết hợp với độ nghiêng của trục Mặt trời, vĩ độ càng cao thì tốc độ quay càng chậm. Hãy thử tưởng tượng rằng nếu bạn cắm một chiếc bút chì xuyên qua quả táo một góc, nó sẽ nhô ra ở phần đỉnh và phần đáy của quả táo. Bây giờ, nếu xoay quả táo, phần giữa của quả táo sẽ quay nhanh hơn so với phần góc của quả táo.

Mặt trời mất bao nhiêu thời gian quay quanh trục

24. Mặt Trời cách tâm thiên hà khoảng 24 đến 26 nghìn năm ánh sáng và phải mất đến 225 – 250 triệu năm Mặt trời mới có thể hoàn thành một vòng quay.

25. Giả sử Mặt Trời quay xung quanh tâm thiên hà Milky Way mất đến 225 – 250 triệu năm với vận tốc trung bình 220 km/giây (khoảng 136.7 dặm/giây).

26. Năng lượng trong lõi Mặt Trời được tạo ra bởi các phản ứng hạt nhân khi hạt hidro bị đốt cháy thành hạt heli. Khi đó, Mặt Trời có thể sản xuất ra khoảng 386 tỷ MW (megawatt).

27. Trên thực tế, khí heli nhẹ hơn khí hidro nên khi hạt hidro tổng hợp lại thành hạt heli trong lõi Mặt Trời, khối lượng của nó sẽ giảm đi một ít.

28. Trong quá trình xảy ra phản ứng hạt nhân ở Mặt trời, nhiệt độ lõi có thể lên đến 150 triệu độ C.

29. Bề mặt của Mặt Trời có nhiệt độ khoảng 5.500 độ C, mặc dù ở đây dường như mát hơn nhiều so với phần lõi.

30. Các phản ứng hạt nhân trong lõi của Mặt Trời gây ra sức nóng kinh khủng và làm lõi nở ra. Nếu không có lực hút khổng lồ bên trong thì Mặt Trời đã phát nổ như một quả bom.

31. Mặt Trời có từ trường rất mạnh, đó là lý do tại sao xảy ra hiện tượng bão từ. Trong khoảng thời gian hiện tượng bão từ xảy ra, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy bão từ trên Mặt Trời thông qua hình ảnh: chúng là những nốt màu đen nhỏ hay còn gọi là "Sunspots - vết đen Mặt Trời". Trong cơn bão từ, các đường sức từ sẽ xoắn và quay mạnh tương tự như lốc xoáy trên Trái Đất vậy.

Mặt Trời có từ trường rất mạnh

32. Số lần có bão từ "Sunspots - vết đen Mặt Trời" trên Mặt Trời nhiều nhất lặp đi lặp lại trong vòng 11 năm, có nghĩa là Mặt trời có một chu kỳ thực hiện hành vi đó trong vòng 11 năm 1 lần.

33. Đôi khi Mặt Trời tạo ra một thứ gì đó được gọi là gió mặt trời, đó là những luồng hạt tích điện như proton và electron, được đẩy ra và "thổi" khắp hệ Mặt Trời với tốc độ khoảng 450km/s.

34. Các cơn gió mặt trời này được tạo ra khi các hạt proton và electron tích đủ điện và động lực để có thể thoát khỏi trung tâm Mặt Trời, vượt ra khỏi sức hút khổng lồ của nó.

35. Những cơn gió từ Mặt Trời có thể gây ra hiện tượng nhiễu sóng trên Trái Đất và làm rối loạn quỹ đạo của tàu vũ trụ.

36. Ngoài ra, gió mặt trời cũng tạo ra một số hiện tượng cực quang ở các vùng cực, hiện tượng đuôi sao chổi và Aurora Borealis hay The Northern Lights ("Tia Cực Bắc", theo tiếng Latin là "bình minh phương bắc") cũng chính là do những cơn gió này gây ra.

Hiện tượng gió mặt trời

37. Những hành tinh giống Trái Đất có từ trường mạnh thường làm chệch hướng những cơn gió từ Mặt Trời, làm chúng bị đẩy ngược lại và không thể tiếp xúc với bề mặt hành tinh.

38. Trong suốt lịch sử nhân loại, Mặt Trời có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa cổ. Mặt Trời thường được xem là Đấng ban sự sống và nhiều nền văn hóa thời xưa tôn vinh Mặt Trời như một vị thần. Người Ai Cập thờ Thần Mặt Trời là Ra và thần Mặt Trời của người Aztec là Tonatiuh.

39. Từ nhiều thế kỷ trước kia, những nhà chiêm tinh coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ và Mặt Trời luôn quay quanh Trái Đất. Họ cho rằng Mặt Trăng là hành tinh gần với Trái Đất nhất, sau đó đến sao Kim, sao Thủy hoặc Mặt Trời.

40. Giả sử Mặt Trời bị mất đi bề mặt chiếu sáng, cả thế giới sẽ chìm trong bóng tối. Mặc dù trên thực tế, bề mặt của Mặt Trời sáng đến nỗi nhìn lâu sẽ làm phỏng võng mạc của bạn nhưng bên trong lõi của nó hoàn toàn đen kịt.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 30/09/2024 17:14
55 👨 10.242
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ