Tại sao NASA lại mạ vàng lên gương của kính viễn vọng 10 tỷ USD James Webb

Kính viễn vọng James Webb là thiết bị lớn nhất và mạnh nhất từng được phóng vào không gian. Một trong những thành phần nổi bật nhất của chiếc kính 10 tỷ USD này là tấm gương chính khổng lồ được phủ một lớp vàng lấp lánh. Tấm kính này, dài 6,5 mét, được ghép từ 18 gương hình lục giác.

Kính viễn vọng James Webb

Để giúp gương trên kính viễn vọng phản xạ được nhiều ánh sáng nhất, người ta thường phủ lên nó một số kim loại. Tùy thuộc vào loại ánh sáng mà kính viễn vọng đang nhìn mà các nhà khoa học sẽ lựa chọn loại kim loại phù hợp. Và vàng đã được lựa chọn để mạ cho James Webb.

Nguyên nhân đầu tiên là do kính viễn vọng quan sát tia hồng ngoại, loại ánh sáng phát ra từ vũ trụ sâu. Và theo xếp hạng về khả năng phản xạ ánh sáng hồng ngoại, vàng đứng đầu với 99%, bạc ở vị trí thứ 2 với 95% và thứ ba là nhôm với 5%.

Vàng là một trong những kim loại kém hoạt tính nhất. Điều này có nghĩa là vàng rất bền, rất khó bị oxy hóa và phân hủy trong không gian. Bạc và nhôm, bên cạnh việc phản xạ tia hồng ngoại kém hơn, cũng dễ bị xỉn màu và không bền như vàng.

Vì vậy, các nhà khoa học đã chọn phủ một lớp vàng lên gương để phát huy tối đa tính chất phản chiếu của kim loại.

Quá trình phủ này được gọi là “lắng đọng hơi chân không”

Quá trình phủ này được gọi là “lắng đọng hơi chân không”, có nghĩa là những chiếc gương được đặt bên trong một buồng chân không, một lượng nhỏ vàng sẽ bay hơi và đọng lại trên mặt gương.

Phương pháp này độ mạ đạt ở mức siêu mỏng. Chỉ cần dùng khoảng 5 chiếc nhẫn cưới của nam giới bằng vàng đã có thể trải khắp 18 chiếc gương nhỏ hình lục giác của James Webb.

Thứ Bảy, 06/08/2022 08:08
4,25 👨 6.641
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ