Cho tới nay, có tất cả 138 núi lửa đã được xác định, khiến Nam Cực trở thành nơi có mật độ núi lửa cao nhất thế giới. Giới chuyên gia cảnh báo về một thảm kịch đáng sợ trong tương lai nếu như những núi lửa này đồng loạt hoạt động?
- Thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc nhất mà trái đất đã trải qua là gì?
- Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể "nổ" sớm gây ra vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử
Các nhà nghiên cứu tới từ đại học Edinburgh (Scotland) đã sử dụng radar để khảo sát sâu bên dưới lớp băng ở Nam Cực. Họ đã phát hiện ra hệ thống núi lửa lớn nhất thế giới với 91 núi lửa lớn nhỏ, gấp 3 lần số lượng dự đoán trước đây, nằm sâu tới 4km dưới lớp băng dày.
Chuyên gia địa chất Robert Bingham dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, có thể đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng, rất có thể vẫn còn số lượng núi lửa nhiều hơn thế ẩn dưới thềm bằng Ross lớn nhất Nam Cực.
Trước đây, các nhà khoa học từng cảnh báo về thảm họa dịch bệnh có thể bùng phát do các vi khuẩn gây dịch bệnh từ quá khứ được giải phóng do lớp băng ở Nam Cực tan chảy. Nhưng sau phát hiện mới này của các nhà nghiên cứu chúng ta lại có thêm một mối nguy hiểm tiềm tàng ở sâu dưới lớp băng lạnh lẽo ấy.
Điều gì xảy ra nếu những núi lửa này bị đánh thức?
Theo Robert Bingham cảnh báo, chỉ một núi lửa hoạt động thôi cũng sẽ gây ra thảm họa đối với cả khu vực Nam Cực.
Núi lửa phun trào sẽ làm mực nước biển tăng nhanh trong thời gian ngắn. (Ảnh thetimes.co.uk.)
Việc phun trào hay hoạt động của núi lửa tại Nam Cực có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Nhất là khi sự ấm lên toàn cầu với tốc độ chóng mặt hiện nay thúc đẩy quá trình tan chảy của băng và giải phóng áp lực lên các ngọn núi lửa, dẫn tới những đợt phun trào theo hiệu ứng dây chuyền trong tương lai. Khi đó, mực nước biển sẽ dâng cao trong thời gian ngắn.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu xem mức độ hoạt động của những núi lửa này là bao nhiêu?
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geological Society Special Publications.