Là một trong 5 lục địa của thế giới, nhưng Nam Cực chính là châu lục bí ẩn nhất đối với con người. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rất nhiều điều thú vị về Nam Cực mà không phải ai cũng biết.
- Hành trình tới tâm Trái Đất, sự thật thú vị mà không phải ai cũng biết
- "Thác máu" ở Nam Cực, bí ẩn hàng trăm năm đã được giải mã
- Núi băng trôi lớn nhất thế giới, nặng 1.000 tỷ tấn tách khỏi Nam Cực
Nam Cực được bao quanh hoàn toàn bởi đại dương nên chỉ có chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi sinh sống ở châu lục này chứ không có gấu trắng như Bắc Cực. Có khoảng 19 loài chim cánh cụt sinh sống ở đây, loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế.
Nam Cực nằm ở phía Nam của Trái đất và là châu lục rộng thứ 5 thế giới, sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ.
Với diện tích 14 triệu km2, kích thước của Nam Cực gấp gần 2 lần so với diện tích của Australia.
Khoảng 98% diện tích châu lục này bị bao phủ bởi băng tuyết, lớp băng ở đây dày ít nhất 1,6 km, có nơi dày 3,5km. Theo ước tính, mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70m, nhấn chìm khoảng 2,2 triệu km2 diện tích đất liền nếu toàn bộ băng ở Nam Cực tan hết.
Điều kiện sống ở Nam Cực được đánh giá là khắc nghiệt nhất hành tinh. Một số vùng ở châu này đã không có mưa hoặc tuyết suốt 2 triệu năm trở lại đây.
Nam Cực là châu lục lạnh nhất với nhiệt độ có thể xuống tới -89 độ C, khô hạn nhất với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm, gió mạnh nhất với tốc độ gió là 100m/s, cao nhất với độ cao trung bình so với mực nước biển là 2.350m, so với tất cả các châu lục.
Nam Cực khá khô và được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới. Lượng mưa trung bình hàng năm ở lục địa này chỉ là 200 mm dọc bờ biển, nếu tiến sâu vào trong đất liền lượng mưa còn giảm đi rất nhiều.
Nam Cực là châu lục duy nhất trên Trái Đất không có loài bò sát sinh sống.
90% lượng nước ngọt trên Trái Đất tập trung ở châu Nam Cực.
Do thời tiết quá khắc nghiệt nên không có người định cư ở Nam Cực. Chỉ có khoảng 1.000 - 5.000 người sống và làm việc tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục này trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, trên toàn bộ châu lục này chỉ có một máy rút tiền tự động ATM.
Cứ 60 năm một lần, ở Nam Cực và Bắc Cực lại xuất hiện hiện tượng khí hậu và vật lý kỳ lạ: nửa năm sáng – nửa năm tối. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở khu vực có vĩ độ cao nhất của Trái Đất do quá trình tự chuyển động quanh trục của nó đồng thời quay xung quanh Mặt Trời tạo thành.