Núi băng trôi lớn nhất thế giới, nặng 1.000 tỷ tấn tách khỏi Nam Cực

Núi băng đồ sộ rơi ra từ thềm băng Larsen C, ký hiệu A68, có diện tích khoảng 5.800 km2 (kích thước to gấp 4 lần thành phố London) và trọng lượng 1.000 tỷ tấn, là một trong những núi băng trôi lớn nhất thế giới đã tách khỏi Nam Cực.

Núi băng trôi tách khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực nặng 1.000 tỷ tấn
Núi băng trôi tách khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực nặng 1.000 tỷ tấn. (Ảnh: Midas Project.)

Một bức ảnh được chụp từ vệ tinh chuyên chụp ảnh nhiệt của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy, vết nứt tồn tại trên mặt thềm băng suốt vài năm cuối cùng đã gãy lìa. Nhưng núi băng chưa trôi xa khỏi vị trí, theo các nhà nghiên cứu có thể là do nó bị mắc vào những ngọn đồi dưới nước hoặc do gió và các dòng hải lưu.

Bức ảnh nhiệt màu tím của vệ tinh NASA và ảnh chụp có độ phân giải cao hơn từ một vệ tinh khác đều chỉ ra rằng vết nứt mở rộng theo hình đường vòng dọc theo bờ biển.

Dưới đây là video vết nứt ở thềm băng Larsen C trước khi núi băng trôi tách rời của Independent.

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự đứt gãy xảy ra trong khoảng ngày 10/7 và 12/7.

Núi băng trôi A68 có thể tích lớn gấp hai lần hồ Erie, một trong Ngũ Hồ ở Mỹ. Dù có kích thước khổng lồ, nhưng A68 chỉ lớn bằng một nửa khối băng lớn nhất từng được ghi nhận trước đây. Nó có diện tích 11.000 km, tách khỏi thềm băng Ross năm 2000 và đi qua New Zealoand khoảng 6 năm sau.

Theo các nhà khoa học, khi núi băng trôi A68 trôi dạt trên mặt nước, nó không ảnh hưởng tới mực nước biển toàn cầu nhưng có thể gây ra tác động lớn thúc đẩy tốc độ đổ xuống biển của sông băng.

A68 tách rời khiến thềm băng Larsen C giảm hơn 12% diện tích, đồng thời quang cảnh bán đảo Nam Cực đã thay đổi vĩnh viễn.

A68 tách rời khiến thềm băng Larsen C giảm hơn 12% diện tíchẢnh minh họa: Internet.

Các nhà khoa học cho biết thêm, thềm băng còn lại sẽ tiếp tục tái tạo theo thời gian nhưng lớp băng mới có khả năng kém ổn định hơn so với trước khi nứt vỡ.

Rất khó dự đoán tương lai của núi băng trôi vừa tách ra. Nó có thể ở nguyên vị trí, một số trường hợp tảng băng không thay đổi vị trí sau nhiều thập kỷ. Hoặc cũng có thể nó sẽ trôi xa theo các dòng hải lưu rồi hợp thành khối lớn hoặc vỡ thành nhiều tảng nhỏ hơn.

Trong những thập kỷ gần đây, phía Tây Nam Cực đang trải qua tốc độ ấm lên nhanh nhất hành tinh và đó không phải tin tốt với những loài tiêu biểu như chim cánh cụt Adélie hoặc chim cánh cụt hoàng đế.

Thứ Năm, 13/07/2017 10:13
51 👨 895
0 Bình luận
Sắp xếp theo