Hiện nay, tỷ lệ mắc nhược thị (chứng giảm thị lực) chiếm khoảng 2-2,5% dân số. Tuy vậy, những biểu hiện ban đầu của nhược thị thường không rõ ràng, chỉ tới khi một trong hai mắt hoặc cả hai mắt tổn thương, suy giảm dần thị lực người bệnh mới nhận thấy chúng. Và trường hợp bị nhược thị cả hai mắt thì tỷ lệ mù lòa lên tới 3.3%. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về bệnh nhược thị nhé!
Nhược thị (chứng giảm thị lực) là gì?
Nhược thị (Amblyopia-chứng giảm thị lực) là một thuật ngữ y học dùng để chỉ sự kém phát triển về mặt chức năng của cơ quan thị giác thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị nhược thị có thị lực kém ở một hoặc hai bên mắt nhưng có thể chữa khỏi nếu như được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.
Bệnh nhân bị nhược thị khi thị lực ở mức dưới 7/10 hoặc chênh lệch thị lực giữa mắt trái và mắt phải là trên 2/10. Sự suy giảm thị lực do tương tác bất thường về chức năng thị giác, do võng mạc không được kích thích hoặc do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Do đó, nhược thị có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn và hiện tỷ lệ nhược thị chiếm khoảng 2-2,5% dân số.
Nhược thị nguy hiểm là thế nhưng những biểu hiện ban đầu của nhược thị lại không rõ ràng chỉ tới khi một trong hai mắt hoặc cả hai mắt tổn thương, suy giảm dần thị lực người bệnh mới nhận thấy chúng và trường hợp bị nhược thị cả hai mắt thì tỷ lệ mù lòa lên tới 3.3%.
Nguyên nhân gây nhược thị là gì?
Nhược thị là thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não, bởi não người luôn đòi hỏi sự kích thích thị giác để phát triển đầy đủ. Bất cứ điều gì gây cản trở đến thị lực ở một trong hai mắt từ lúc sinh ra cho đến năm 8 tuổi đều có thể gây nên chứng giảm thị lực.
Các nguyên nhân phổ biến gây nhược thị bao gồm cận thị và viễn thị, loạn thị, tật lác mắt hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt (như sa mí mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh chẳng hạn). Chứng giảm thị lực thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng nếu cả hai mắt đều mất đi thị lực rõ ràng trong một khoảng thời gian dài thì chứng giảm thị lực có thể phát triển ở cả hai mắt.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng ngay sau khi phát hiện những biểu hiện của nhược thị người bệnh cần tới các cơ sở y tế gần nhất để khám chữa và chuẩn đoán sớm. Trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ, mới mắc bệnh thì quá trình điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, việc chẩn đoán sớm sẽ tăng khả năng điều trị thành công, nếu phát hiện tình trạng giảm thị lực sau tám tuổi có thể không chữa được và bị vĩnh viễn. Ngược lại, nếu con bạn không bị chứng giảm thị lực khi đến tám tuổi, thì con bạn không chắc sẽ bị chứng giảm thị lực này.
Làm thế nào để chuẩn đoán chứng giảm thị lực?
Tất cả trẻ em nên được kiểm tra mắt trước khi đến độ tuổi đi học. Thường những đứa trẻ bị nhược thị không hay than phiền về thị lực kém và vấn đề này chỉ được phát hiện khi kiểm tra thị lực ở cả hai mắt hoặc kiểm tra mắt định kỳ ở trường. Đôi khi các bậc phụ huynh cũng phải chú ý đến tật lác mắt của trẻ nếu một bên mắt xuất hiện bị lệch. Nếu trẻ bị lác hoặc có những bất thường ở mắt thì bố mẹ bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy được và đưa trẻ đi khám.
Với một trong các bệnh lý trên (như lác mắt, sa mí mắt, hay tắt nghẽn trục nhìn), bác sĩ cần kiểm tra tổng quát định kỳ tình trạng nhược thị của trẻ. Vì vậy điều quan trọng là cần có sự quan tâm, chú ý của các bậc cha mẹ đối với con em mình và nên cho trẻ đi khám mắt theo định kỳ một cách có hệ thống để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những vấn đề về mắt.
Phương pháp điều trị nhược thị?
Phương pháp phổ biến nhất trong điều trị nhược thị là buộc não của con bạn phải sử dụng bên mắt yếu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và chữa trị những vấn đề tiềm ẩn bên trong mắt như cận thị, viễn thị hay loạn thị. Nếu thị lực bất thường, trẻ sẽ thường xuyên phải mang kính phù hợp. Hơn nữa, trẻ cần được khuyến khích sử dụng mắt nhược thị. Điều này được làm bằng cách chữa trị hay che mắt bình thường lại nhiều giờ trong ngày. Phương pháp điều trị này mất thời gian khoảng vài tháng, có khi vài năm, và thường hiệu quả hơn nếu việc điều trị được bắt đầu sớm. Nếu tình trạng nhược thị phát hiện quá trễ (sau 8 tuổi) thì không thể thay đổi hoàn toàn tình trạng tổn thương thị lực được. Do đó, điều quan trọng là bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra nếu bạn hay bộ phận chăm sóc sức khỏe của trường nghi ngờ hay phát hiện ra khả năng trẻ bị nhược thị.
Mục đích điều trị là mang lại thị lực tốt nhất có thể cho mắt bị nhược thị, từ đó cho phép trẻ có thể sử dụng đồng thời hai mắt và là cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện thị giác hai mắt. Để đạt được mục đích đó, ngoài điều trị nguyên nhân các bệnh tại mắt ra thì việc điều trị nhược thị chủ yếu là kích thích sử dụng mắt nhược thị bằng các phương pháp khác nhau như đeo kính, bịt mắt lành, tập chỉnh quang hay phẫu thuật, còn tuỳ theo sự chỉ định của bác sĩ với từng trường hợp cụ thể.
Hãy nhớ rằng điều trị nhược thị phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Các yếu tố quyết định thành công của điều trị là sự hiểu biết và phối hợp của các bậc phụ huynh, độ tuổi của trẻ, mức độ nhược thị cũng như các bệnh mắt kèm theo. Hơn nữa, cũng cần lưu ý nhược thị sau khi đã điều trị khỏi vẫn cần phải theo dõi lâu dài đề phòng nhược thị tái phát.
Nếu trường hợp chứng giảm thị lực nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một giọt thuốc nhỏ mắt được gọi là atropin, làm mờ mắt để con của bạn không cần phải đeo một miếng vá.
Nếu tật lác mắt ngăn ngừa việc từ di chuyển hai mắt cùng nhau, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật trên cơ mắt. Ngoài ra, bạn có thể hỏi thêm về những phương pháp điều trị tốt nhất.
Phương pháp điều trị dài hạn
Với việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp hầu hết trẻ nhỏ có thể chữa trị được vĩnh viễn. Chứng giảm thị lực trở nên khó khăn hơn nếu điều trị sau độ tuổi 7-9, do đó hãy chắc chắn rằng con bạn được khám mắt sớm nhất. Nhớ làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong khi điều trị ngay cả khi khó chữa nhất. Hầu hết trẻ em đều không muốn đeo một miếng vá trên mắt mỗi ngày, do đó hãy hỏi bác sĩ nếu có thể sử dụng atropine thay thế nhé!