Theo Nature, yêu cầu của các nhà khoa học về việc phát triển tuyến tụy của con người trên động vật đã được một ủy ban thuộc Bộ Khoa học Nhật Bản ký thông qua. Đây là lần đầu tiên việc tạo phôi động vật từ tế bào gốc của con người được chính phủ của một quốc gia thông qua. Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra một “loài người” mới được gọi là người-thú.
Việc cho phép cấy tế bào người vào động vật sẽ mở ra tương lai mới cho ngành y học đang khan hiếm nội tạng và mang lại hy vọng cho những bệnh nhân đang cần cấy ghép nội tạng. Nhưng cũng khiến nhiều người lo ngại về sự xuất hiện của một loại động vật mang trí tuệ con người trong thời gian tới.
Mục đích của các nhà khoa học khi thực hiện loại nghiên cứu này là tạo ra nguồn nội tạng người có thể ghép được từ những loài động vật thông dụng, chẳng hạn như lợn trong một ngày không xa. Khi đó, con người sẽ mổ xẻ những con “lợn lai người” này như cách mà chúng ta vẫn thực hiện trong ngành công nghiệp thực phẩm để thu hoạch nội tạng.
Đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học sẽ đưa tế bào gốc của con người vào phôi động vật gặm nhấm không thể tự phát triển tuyến tụy nhằm tạo ra phôi phát triển tuyến tụy từ tế bào người.
Hiromitsu Nakauchi, người đứng đầu công trình nghiên cứu trên cho biết, họ sẽ cẩn thận để không tạo ra một loại động vật suy nghĩ như con người. Thí nghiệm sẽ bị tạm hủy nếu họ phát hiện có quá nhiều tế bào con người trong não con lai.
Đây không phải lần đầu tiên con người tiến hành thí nghiệm để tạo ra phôi động vật từ tế bào con người. Năm 2018, các nhà nghiên cứu của trường đại học Stanford đã chế tạo thành công phôi cừu và người đầu tiên nhưng do con lai không chứa nội tạng nên nó đã bị phá hủy chỉ sau 28 ngày. Con lai mà họ tạo ra chỉ có 1/10.000 tế bào con người.