Loài sinh vật giống rắn và có nọc độc đáng sợ ở miệng

Loài động vật lưỡng cư có thân hình giống rắn này có tên gọi là “caecilians”, sống khắp nơi tại các vùng nhiệt đới.

Loài caecilians gần như bị mù. Chúng sử dụng kết hợp xúc tu ở mặt và dịch nhầy để đào đất và trú ẩn giống như các loài giun thông thường. Lớp chất nhầy bôi trơn ở ngoài da giúp chúng dễ di chuyển và giữ ẩm. Loài giun này có thể dài đến 1,5m. Miệng của giun caecilians có nhiều răng nhỏ theo 3 vòm khác nhau và chứa đầy nọc độc. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra một loài lưỡng cư có độc trong miệng.

Loài caecilians

​Các nhà nghiên cứu cho biết, chất độc của lưỡng cư caecilians khá giống với độc của rắn. Điều này giúp chúng có thể hạ con mồi chỉ bằng một nhát cắn. Do không có chân nên miệng là công cụ duy nhất để caecilians có thể sử dụng để săn mồi.

Phần răng bên trong của loài caecilian. Ảnh: National Geographic.
Phần răng bên trong của loài caecilian. Ảnh: National Geographic.

Phân tích hóa học sơ bộ chất độc ở miệng caecilian cho thấy có sự hoạt động mạnh của phospholipase A2. Đây là một loại protein phổ biến trong chất độc của động vật.

Theo các nhà khoa học, caecilian có thể xuất hiện cách đây khoảng 250 triệu năm, lâu hơn so với rắn, khoảng 100 triệu năm. Caecilian có thể là đại diện cho dạng nguyên thủy hơn của quá trình tiến hóa tuyến nọc độc.

Thứ Ba, 07/07/2020 11:21
51 👨 2.999
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật