Ammoniac (NH3) là một trong những loại khí độc rất nguy hiểm. Nếu hít phải amoniac nồng độ cao, nạn nhân có thể bị bỏng niêm mạc mũi, cổ họng, suy hô hấp và có thể tử vong chỉ sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Thương lục nhầm với nhân sâm, thuốc xổ nhầm với thuốc bổ nguy hiểm khôn lường
- Khói - Sát thủ giết người vô hình trong các đám cháy
- Ngộ độc rượu: triệu chứng và cách xử lý
Ở nhiệt độ thường, khí amoniac không màu, có mùi hăng khai dễ dàng hòa tan trong nước và nhẹ hơn không khí.
Khí amoniac thường bị nén dưới dạng lỏng, khi ra tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành hơi có nồng độ rất cao nên tốc độ lan rộng rất nhanh.
Mức độ nguy hiểm của khí amoniac đối với cơ thể phụ thuộc vào đường tiếp xúc, liều lượng và thời gian. Với amoniac nồng độ thấp, nếu hít phải nạn nhân sẽ bị kích ứng mũi, họng, còn nếu nuốt vào cơ thể sẽ bị bỏng miệng, họng và dạ dày.
Ở nồng độ cao, khí amoniac ngay lập tức có thể gây bỏng da, mắt, mũi, họng, đường tiêu hóa, thậm chí dẫn đến mù, ảnh hưởng tới phổi và gây tử vong.
Mối nguy hiểm khi tiếp xúc với amoniac. (Đồ họa: Phượng Nguyễn).
Biểu hiện khi ngộ độc amoniac
Triệu chứng khi nạn nhân hít, nuốt hoặc chạm vào các sản phẩm có chứa một lượng rất lớn ammoniac:
- Khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
- Ho, đau thắt ngực.
- Chảy nước mắt và bỏng mắt, mù mắt.
- Đau họng nặng, đau miệng, phù nề họng.
- Tim đập nhanh, mạch yếu.
- Thần kinh rối loạn, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ.
- Đi lại khó khăn, chóng mặt.
- Môi xanh nhợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu.
- Đau dạ dày nghiệm trọng, nôn.
Cách xử lý khi tiếp xúc và sơ cứu người bị ngộ độc amoniac?
- Trước khi xông vào cứu nạn nhân bị ngộ độc amoniac phải dùng mặt nạ.
- Di chuyển nạn nhân ra nơi an toàn, cởi bỏ quần áo có dính khí độc, dùng nước sạch rửa hết amoniac dính trên cơ thể nạn nhân.
- Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh hoặc cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.