- Các bước sơ cứu kịp thời khi bị kẹt tay vào khe cửa
- Ngộ độc rượu: triệu chứng và cách xử lý
- 10 mẹo sơ cứu đơn giản nhưng 90% mọi người vẫn thường làm sai
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta khó tránh khỏi những lần gặp phải thương tích trên cơ thể, việc sơ cứu lúc này là rất cần thiết, thế nhưng khi sơ cứu chúng ta thường sơ cứu theo bản năng, khiến tình trạng người bị nạn thêm nguy kịch.
Dưới đây sẽ là 6 tai nạn chúng ta có thể hay gặp nhiều trong cuộc sống hằng ngày và các sơ cứu đúng nhất trong những trường hợp đó.
1. Sơ cứu khi bị bầm tím
Chân tay bị bầm tím do va chạm vào vật gì đó khiến chúng ta cảm thấy đau nhức, để làm giảm vết bầm tím thì sử dụng đá lạnh là cách tốt nhất lúc này. Tuy nhiên khi chườm đá lên vết thương, bạn tuyệt đối không nên dùng trực tiếp trên da, bởi chúng có thể khiến bạn bị bỏng lạnh. Cách dùng đúng nhất là hãy đổ đá vào 1 chiếc túi vải, đặt trên da. Bạn chườm túi trên vết thương 20 phút, bỏ đá ra, đợi 20 phút sau lại đặt lại.
2. Sơ cứu khi bị bỏng
Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi bị bỏng nên bôi mỡ, kem đánh răng... Trên thực tế kinh nghiệm này hoàn toàn sai lầm, bởi khi bôi lên vết bỏng, những chất này sẽ phá vỡ sự trao đổi nhiệt, khiến nhiệt đi sâu, gây hại nhiều hơn. Khi vết bỏng hình thành bọng nước cũng không nên chọc vỡ các nốt phồng rộp tránh tạo vết thương hở, gây nhiễm trùng.
Cách làm đúng và an toàn nhất lúc này là ngâm tay vào nước mát 15 phút, sau đó nhanh chóng di chuyển người bệnh tới trạm y tế gần nhất để xử lý.
3. Sơ cứu khi bị trật khớp
Trật khớp có thể do đi giày cao gót hoặc nguyên nhân nào đó, khi bị trật khớp bạn không nên xoa bóp và “bẻ” lại khớp, điều này vô tình dẫn tới thương tích thêm.
Lúc này bạn nên băng bó cố định lại vết thương, lưu ý, không nên băng quá chật sau đó nhanh chóng đem đến sở y tế gần nhất để được điều trị.
4. Sơ cứu khi bị bong gân
Khi bị bong gân nhiều người thường dùng cao dán hoặc bôi dầu nóng để mong bớt đau. Nhưng trên thực tế nó sẽ làm cho tình trạng của bạn trở nên nặng hơn. Các mạch máu giãn nở và vỡ ra khi gặp nóng còn khi gặp lạnh chúng sẽ co lại.
Trên thực tế, khi bị trật khớp cách tốt nhất là bạn nên dùng đá lạnh để chườm vào chỗ bong gân bầm tím. Sau khi chườm nếu vẫn cảm thấy đau thì nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất vì có thể cơn đau đó do chấn thương gãy xương gây ra.
5. Sơ cứu khi bị ngộ độc
Khi bị ngộ độc bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và nôn nao trong người, lúc này chỉ muốn nôn ra cho nhẹ bụng, vậy nên nhiều người thường cố “móc họng” để nôn, thế nhưng đây là một việc vô cùng nguy hiểm.
Vậy nên, khi bị ngộ độc nên gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Khi đi đem theo thức ăn thức uống mà nạn nhân đã ăn hay đã uống trước đó đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Tốt nhất là nên đựng thức ăn/thức uống đó bằng chính những vật dụng mà nạn nhân đã sử dụng để chứa.
6. Bị vật sắc nhọn đâm vào người
Nếu là vật nhỏ thì bạn có thể rút ra, còn vật lớn thì không nên lấy ra. Bởi nếu cố kéo vật ra khỏi vết thương sẽ làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn và chảy nhiều máu hơn.
Vậy nên hãy giữ nguyên hiện trạng, cố định vật đã đâm vào người nạn nhân và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.