Giải pháp điều trị bệnh nấm da chân

Bệnh nấm da chân là một chứng bệnh do vi khuẩn nấm gây ra ở lớp da ngoài cùng, bệnh này gây ra các nốt vảy mần đỏ và dễ lây lan ở các vùng da khác. Hầu hết, mọi người thường bị mắc phải nấm da chân ít nhất một lần trong đời. Nấm (Fungi) phát triển nhanh chóng lúc thời tiết ấm áp, ẩm ướt như ở giữa kẽ các ngón chân. Bệnh nấm da chân có thể điều trị ngay tại nhà bằng các loại thuốc chống nấm (bôi trực tiếp lên da) và các biện pháp ngăn ngừa tái phát lại bệnh. Tuy nhiên, sau khi điều trị khỏi, bệnh nấm da chân vẫn có thể tái phát trở lại nếu có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và phát triển.

Phần 1: Chẩn đoán bệnh nấm da chân

1. Xác định xem có phải bị nấm da chân hay không

Nếu chân của bạn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bị nhiễm bẩn, rồi sau đó lại để chân ở trong điều kiện thích hợp để vi khuẩn nấm phát triển thì rất có thể bạn sẽ bị mắc bệnh nấm da chân. Những bề mặt nhiễm bẩn như bể bơi, phòng thay đồ hoặc nhà tắm là nơi đi chân đất, ngay sau khi người bị nấm da chân đã tiếp xúc.

Xác định xem có phải bị nấm da chân hay không

Một số hành vi khác cũng có thể khiến bạn mắc phải bệnh nấm da chân ở trên bàn chân hoặc ngón chân, chẳng hạn như:

  • Đi giày quá chật, không có không khí lưu thông.
  • Đi giày có đế lót bằng nhựa.
  • Để chân bị ướt hoặc ẩm ướt trong một thời gian dài.
  • Chân thường xuyên bị ra mồ hôi.
  • Bị thương ở da chân hoặc móng chân.

2. Nhận biết các triệu chứng của bệnh nấm da chân

Hầu hết, triệu chứng của bệnh nấm da chân thường gây ra những khó chịu trên da. Có 3 loại nấm da chân và các triệu chứng có thể hơi khác so với những triệu chứng mà bạn đã biết. Các triệu chứng có thể ở mức nhẹ, mức tương đối hoặc thậm chí là mức nghiêm trọng.

 Nhận biết các triệu chứng của bệnh nấm da chân

Một số triệu chứng như ngứa, có thể nặng hơn khi bạn cởi tất và giày ra. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh nấm da chân:

  • Ngứa rát và khó chịu.
  • Da bị bong tróc hoặc đóng vảy.
  • Nứt da.
  • Chảy máu.
  • Đau ở khu vực bị nấm.
  • Vùng da hơi hồng hoặc đỏ hơn so với phần da còn lại (nếu bạn có làn da trắng).

3. Kiểm tra cẩn thận lại một lần nữa nếu chân xuất hiện những dấu hiệu của bệnh nấm da chân

Kiểm tra cẩn thận lại một lần nữa nếu chân xuất hiện những dấu hiệu của bệnh nấm da chân

Nhìn kỹ lại cả hai bàn chân dưới ánh sáng để không bị sót bất cứ dấu hiệu nào. Đặc biệt chú ý đến các kẽ chân và gan bàn chân. Nếu thấy bất cứ vùng da nào có màu đỏ hoặc bị bong tróc hay đóng vẩy khô trên da và có những triệu chứng như đã đề cập ở trên thì bạn nên điều trị ngay.

4. Kiểm tra nấm ở các ngón chân

Kiểm tra nấm ở các ngón chân

Nấm ngón chân là một dạng nấm da chân thường xuất hiện ở giữa ngón chân thứ 4 và ngón chân út. Bạn cần để ý đến những dấu hiệu nấm da chân ở các vùng trên như có vảy, tróc da hoặc nứt nẻ. Vi khuẩn nấm cũng có thể tấn công những vùng da này, khiến bệnh trở nên nặng hơn.

5. Kiểm tra moccasin – loại nấm da chân

Nhiễm loại nấm da chân Moccasin có thể bắt đầu với triệu chứng sưng nhẹ hoặc nẻ ở gót chân hoặc những khu vực ở dưới gan bàn chân. Bệnh tình có thể chuyển biến nặng hơn, ảnh hưởng đến các móng chân làm móng chân bị sưng, gãy hoặc rời ra. Hãy chắc chắn kiểm tra lại những dấu hiệu sưng tấy hoặc nhiễm nấm ở móng chân.

Kiểm tra moccasin – loại nấm da chân

6. Kiểm tra nhiễm nấm dạng mụn nước

Loại nấm này có thể là nguyên nhân gây ra mụn nước trên bàn chân. Mụn nước thường xuất hiện ở gan bàn chân. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra đồng thời cùng với nhiễm nấm da dạng mụn nước, làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

 Kiểm tra nhiễm nấm dạng mụn nước

7. Hiểu rằng bệnh nấm da chân có thể lây lan ra các vùng khác trên cơ thể

Nấm da chân có thể phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng ở những điều kiện cho phép. Bạn nên rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với vùng da chân bị nhiễm nấm.

Vi khuẩn nấm có thể lây lan đến các vùng da ở tay, đặc biệt khi bạn thường xuyên dùng tay tiếp xúc với các vùng da bị nhiễm nấm ở chân.

Bạn nên rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với vùng da chân bị nhiễm nấm.

Nấm da chân có thể lan đến móng tay và móng chân. Điều trị nấm ở móng chân và móng tay sẽ khó khăn hơn so với vùng da bị nấm ở bàn chân.

Nấm da chân có thể phát triển thành ngứa ở vùng bẹn và vùng da trên đùi. Bạn cần biết rằng nấm da chân có thể lây lan qua khăn mặt hoặc qua tay của bạn, ví dụ: bạn chạm vào vùng da bị nhiễm bệnh và sau đó nó có thể lan đến vùng da bẹn.

8. Đến khám bác sĩ

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nấm da chân bằng cách kiểm tra vùng bị nhiễm nấm ở chân. Họ nhận ra ngay các triệu chứng của bệnh nấm bằng mắt thường. Ngoài ra, họ có thể tiến hành một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán như:

  • Lấy một phần da nhỏ từ vùng da bị nhiễm bệnh rồi quan sát tế bào đó dưới kính hiển vi.
  • Sử dụng đèn tia cực tím để kiểm tra chân của bạn và quan sát vi khuẩn nấm có xuất hiện hay không.
  • Gửi mẫu tế bào da đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm thêm.

Đến khám bác sĩ

Phần 2: Cách điều trị nấm da chân

1. Mua thuốc trị nấm da chân không cần đơn thuốc

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị nấm da chân mà không cần toa kê đơn của bác sĩ như: thuốc dạng kem bôi, keo, lỏng, bột hoặc sáp có thể điều trị hiệu quả bệnh nấm da chân. Một số người chỉ cần điều trị 1-2 tuần là khỏi trong khi những người khác có thể mất 4-8 tuần mới có thể khỏi hoàn toàn. Những biện pháp xử lý nhanh có giá thành cao nhưng thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn.

Mua thuốc trị nấm da chân không cần đơn thuốc

Thuốc chữa nấm da chân không cần đơn thuốc thường chứa các thành phần chính sau: clotrimazole, miconazole, terbinafine hoặc tolnaftate. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 1 đến 8 tuần tùy thuộc vào loại điều trị mà bạn lựa chọn.

2. Bôi thuốc chống nấm

Phải rửa tay thật sạch trước và sau khi chạm vào vùng da bị nấm. Những vùng da bị nấm nên được vệ sinh sạch sẽ và lau thật khô trước khi bôi trực tiếp thuốc vào vết mẩn đỏ cũng như những vùng da xung quanh. Thậm chí, khi những vết mẩn đỏ đã hết, vi khuẩn nấm vẫn còn trên da, do đó bạn vẫn cần dùng thuốc.

Bôi thuốc chống nấm

Tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc chống nấm dạng bột hoặc dạng kem trong khoảng từ 1 đến 2 tuần sau khi đã tiêu diệt được hết vi khuẩn nấm để đảm bảo không bị mắc lại.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên hộp, ống hoặc cuốn sách nhỏ đi kèm với thuốc. Không được bỏ qua chỉ dẫn về liều lượng, không ngừng dùng thuốc trước thời gian điều trị theo hướng dẫn – ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.

Không được bóc vùng da bị bong tróc, có thể làm tổn thương đến vùng da khỏe mạnh ở xung quanh và làm lây lan nấm gây bệnh.

3. Dùng dung dịch Burow

Dung dịch Burow có thể dùng được trên nhiều loại da mà không cần phải kê đơn thuốc, có thể làm se vết thương và chống nấm da chân. Đặc biệt, nó cũng hữu ích khi dùng cho điều trị nấm dạng mụn nước.

Dùng dung dịch Burow

Làm theo sự chỉ dẫn, ngâm nước rửa chân vài lần một ngày trong vòng ít nhất 3 ngày. Khi mụn nước se lại, bạn có thể chuyển sang dùng thuốc trị nấm cho vùng da bị nhiễm nấm.

Có thể dùng một miếng vải hoặc miếng gạc nhúng vào dung dịch Burow rồi đắp lên vùng da bị nấm.

Bạn có thể thử cách chữa trị khác như hòa 2/3 nước ấm và 1/3 giấm.

4. Giữ chân càng khô ráo càng tốt

Vi khuẩn nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt. Vì vậy, hãy cố gắng giữ chân khô ráo cả ngày.

  • Thường xuyên thay tất và giầy để giữ chân khô ráo. Nếu tất bị ẩm thì bạn nên đổi đôi mới. Nên dùng tất sạch được làm bằng chất liệu cotton, vì tất bằng sợi tổng hợp không có khả năng thấm mồ hôi tốt như cotton.
  • Bạn có thể sử dụng mẹo để một túi hút ẩm (thường có trong túi bò khô) cho vào bên trong tất. Cách này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhưng chất silica hút ẩm cực kỳ tốt - đó là lý do tại sao họ lại để túi hút ẩm trong túi bò khô.
  • Dùng bột tan (bột Talc) hoặc bột chống nấm thoa lên chân hoặc cho vào bên trong giày để chống nhiễm nấm.
  • Đi giày hở mũi hoặc xăng-đan nhiều nhất có thể.

Giữ chân càng khô ráo càng tốt

5. Dùng dầu cây trà hoặc tỏi

Những phương pháp trị liệu tự nhiên này có tác dụng điều trị bệnh nấm da chân nếu sử dụng thường xuyên. Do bởi dầu cây trà và tỏi đều chứa các hợp chất chống nấm có tác dụng trong điều trị các vùng nhiễm nấm. Mặc dù dầu cây trà và dầu tỏi có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh nấm da chân nhưng không thể trị bệnh triệt để.

 Dùng dầu cây trà hoặc tỏi

6. Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Nếu bạn bị nhiễm nấm da chân mức độ nặng hoặc nấm lâu ngày không khỏi, thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống chống nấm cho bạn. Một số đơn thuốc chống nấm có thể gây ra các tác dụng phụ. Hãy hỏi kỹ về các loại thuốc bác sĩ kê đơn cho bạn.

  • Thuốc bôi chống nấm dạng nặng có thể chứa các thành phần như: butenafine, clotrimazole hoặc naftifine.
  • Thuốc uống chống nấm gồm các thành phần như: fluconazole, itraconazole và terbinafine. Bạn thường phải uống thuốc từ 2 đến 8 tuần, tùy thuộc vào đơn thuốc bạn được kê.

Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Phần 3: Biện pháp phòng ngừa nấm da chân

1. Bệnh ấm da chân có thể lây lan

Vì vậy, bạn cần có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ khỏi những yếu tố có thể truyền bệnh. Đừng bao giờ đi chân đất ở nơi công cộng, đặc biệt là những nơi ẩm ướt.

Lau khô chân thật khô sau khi tắm hoặc đi bơi trước khi đi giày.

Đừng bao giờ đi chân đất ở nơi công cộng, đặc biệt là những nơi ẩm ướt.

2. Thường xuyên vệ sinh giày

Phơi khô giày ít nhất 24 giờ trước khi đi lại lần nữa. Vi khuẩn nấm có thể trú ngụ trong giày của bạn, cho nên chắc chắn bạn sẽ không muốn nhiễm lại bệnh lần nữa. Để đảm bảo giày không phải yếu tố gây bệnh, bạn nên mỗi ngày đi một đôi giày khác nhau.
Mua giày mới nếu cần thiết.

Thường xuyên vệ sinh giày

3. Vệ sinh sạch quần áo, dụng cụ và giày dép.

Bất kể vật dụng nào tiếp xúc với vùng da chân bị nhiễm bệnh đều phải được vệ sinh sạch bằng thuốc tẩy hoặc các chất vệ sinh khác. Những vật dụng như dụng cụ làm móng, giày, tất hoặc bất cứ thứ gì chạm vào chân bạn. Chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ muốn lại nhiễm bệnh nấm da chân lại lần nữa sau khi đã phải đầu tư quá nhiều thời gian để điều trị bệnh rồi.

Dùng nước nóng và thuốc tẩy giặt giày và quần áo để tiêu diệt vi khuẩn nấm da chân.

Vệ sinh sạch quần áo, dụng cụ và giày dép.

4. Đi giày rộng một chút.

Nếu đi giày quá chặt sẽ khiến không khí không thể lưu thông bên trong giày được, do đó vi khuẩn nấm cũng dễ dàng phát triển hơn. Bạn cũng có thể dùng len cừu giữa kẽ chân để chúng không bị sít vào nhau khi bạn đi giày. Có thể tìm mua len cừu ở các hiệu thuốc hoặc trung tâm chăm sóc da chân.

Đi giày rộng một chút.

Thứ Bảy, 01/10/2016 10:15
51 👨 4.423
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình